5 cách dùng đũa 'độc khủng khiếp' khiến bệnh tật cứ tìm đến

Đũa ăn là vật dụng góp mặt không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người không hề biết cách dùng đũa hợp lý.

1. Sử dụng đũa quá 6 tháng mà không chịu thay

Nhiều gia đình cho rằng đũa không hỏng, không gãy thì không cần phải thay, nên có rất nhiều gia đình sử dụng đũa ăn quanh năm mà không chịu thay mới.

Theo các chuyên gia y tế, chúng ta nên thay đũa mới từ 3 đến 6 tháng để đảm bảo được an toàn cũng như vệ sinh. Các loại đũa được làm từ đũa tre, gỗ có hạn sử dụng là 3-6 tháng/lần. Nếu quá thời gian đó, đũa sẽ có tình trạng như nấm, mốc, mủn, mục,... cực kỳ không tốt cho sức khỏe nếu như tiếp tục sử dụng.

Do đó, bạn nên thường xuyên thay đũa định kỳ để đảm bảo sức khỏe được tốt hơn.

2. Tiếp tục dùng đũa đã có mùi hắc

Chọn mua đũa cũng nên chú trọng chất lượng chứ không nên chọn bừa. Trên thị trường có rất nhiều loại đũa khác nhau, nên chọn những loại đũa có nguồn gốc tự nhiên và có xuất xứ nhà sản xuất rõ ràng.

Lưu ý sau mỗi lần sử dụng chú ý rửa thật sạch sẽ, lau khô bằng vải sạch, để vào ống đựng đũa thoáng khí, bảo quản khô ráo hoặc có thể để đũa ra rổ, ra mâm để dưới nắng cho thật khô ráo sẽ hạn chế được mùi hắc của đũa.

3. Không dùng đũa đã nấm mốc

Có rất nhiều nguyên nhân khiến đũa bị nấm mốc như đũa mua với giá thành rẻ, không đảm bảo chất lượng, đũa để ẩm thường xuyên và không được hong khô đặc biệt với các loại đũa tre, gỗ.

Khi phát hiện đũa bị nấm mốc nên bỏ luôn và thay loạt đũa mới. Nếu tiếp tục sử dụng đũa mốc, bạn sẽ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ói mửa, đặc biệt là bệnh ung thư gan.

4. Thường xuyên dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác

Điều này rất phổ biến trong mọi bữa cơm của mọi gia đình. Đây là một việc làm thể hiện tình cảm thân thương giữa những người trên cùng một mâm cơm. Tuy nhiên đằng sau những lần gắp thức ăn cho người khác là ẩn chứa nhiều nguy cơ mắc các bệnh, dễ lây nhiễm bệnh về đường tiêu hóa.

Có người lấy đũa mình đang ăn để gắp cá, thịt… bỏ vào bát của người cùng bàn hoặc gắp rau, hải sản cho vào nồi lẩu và nhúng đũa đè rau xuống nồi.

Có người lấy muỗng múc nước trong nồi lẩu để nêm nếm, xong lại lấy cái muỗng đó khuấy nồi lẩu rồi nếm tiếp và múc lẩu cho vài người.

Việc làm gắp thức ăn bằng đũa của mình cho người khác tiềm ẩn rất nhiều khả năng mắc các bệnh viêm gan A, B, vi khuẩn gây đau dạ dày,.... Do vậy, nếu như bạn có nhã ý gắp thức ăn cho người khác hãy quay ngược đầu đũa sẽ khiến bạn vừa là người văn mình, vừa là người tinh tế nữa đó.

5. Chà xát quá mạnh khi rửa đũa

Khi rửa bát đũa cũng nên lưu ý rửa nhẹ nhàng, vừa phải, tránh chà xát quá mạnh đầu đũa. Điều này sẽ khiến lớp sơn bảo vệ lõi đũa bị bong tróc, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Đồng thời, nên dùng ống đũa có thiết kế dạng lưới thông thoáng, không đọng nước và phải thường xuyên rửa sạch, khử trùng. Ngoài ra nên chú trọng việc chọn loại nước rửa chén an toàn, có độ axit và kiềm không quá mạnh để tránh lưu lại hóa chất độc hại cho cơ thể.

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/5-cach-dung-dua-doc-khung-khiep-khien-benh-tat-cu-tim-den-ezKWmepMg.html