45 năm Sài Gòn – Gia Định mang tên Thành phố Hồ Chí Minh (2/7/1976 – 2/7/2021): Đầu tàu kinh tế, trung tâm phát triển của đất nước

Ngày 2/7/1976, Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là phần thưởng đặc biệt cao quý nhất mà Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước trao tặng cho Đảng bộ, nhân dân, lực lượng vũ trang Sài Gòn – thành phố từng là nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành – Bác Hồ kính yêu xuất phát cuộc hành trình suốt 30 năm khắp năm châu để tìm con đường cứu nước cho dân tộc.

Đi theo con đường của Bác, 45 năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng nỗ lực, phát huy truyền thống sáng tạo, kiên cường, đổi mới, tiên phong trên mọi lĩnh vực, trở thành đầu tàu kinh tế, trung tâm phát triển lớn nhất của cả nước.

Thành phố Hồ Chí Minh - đầu tàu kinh tế, trung tâm phát triển lớn nhất của cả nước. Ảnh Thanh Vũ - TTXVN

Thành phố Hồ Chí Minh - đầu tàu kinh tế, trung tâm phát triển lớn nhất của cả nước. Ảnh Thanh Vũ - TTXVN

Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất lớn nhất Việt Nam trong tương lai sẽ được mở rộng về phía Nam. Ảnh: Huy Hùng – TTXVN

Cầu đường sắt Bình Lợi mới bắc qua sông Sài Gòn, nối quận Bình Thạnh và thành phố Thủ Đức chính thức đấu nối với đường sắt Bắc – Nam vào ngày 14/9/2019. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN

Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè dài khoảng 8,7 km chảy qua các quận Tân Bình, Quận 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh góp phần cải thiện đáng kể tình trạng ngập úng, ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe, từng bước nâng cao điều kiện, môi trường sống cho hơn 1,2 triệu người dân sinh sống trong khu vực. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN

Tòa nhà Landmark 81 (cao nhất Việt Nam) trên đường Nguyễn Hữu Cảnh – cạnh sông Sài Gòn, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN

Hangar sửa chữa máy bay thân rộng tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP Hồ Chí Minh. Ảnh:TTXVN phát

Cầu Ánh Sao (Starlight Bridge) tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, là một trong những cây cầu đẹp và độc đáo ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN phát

Khu trung tâm Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh bên bờ sông Sài Gòn. Ảnh Thanh Vũ - TTXVN

Nút giao thông An Sương với quy mô 3 tầng gồm hầm chui, tầng trên mặt đất và cầu vượt, giúp giải quyết “điểm đen” về ùn tắc, tai nạn giao thông ở khu vực cửa ngõ Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối Thành phố với Tây Ninh qua Quốc lộ 22 và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long qua Quốc lộ 1. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN

Bốc xếp container hàng hóa XNK tại cảng Tân Cảng - Cát Lái, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN

VNews

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/45-nam-sai-gon-gia-dinh-mang-ten-thanh-pho-ho-chi-minh-2-7-1976-2-7-2021-dau-tau-kinh-te-trung-tam-phat-trien-cua-dat-nuoc-20210702094427827.htm