4 mối tình 'bất diệt' chốn thâm cung

Đó là những mối tình cháy bỏng, đam mê nhưng kết thúc đầy bi thương trong chốn thâm cung huyền bí.

Nữ Pharaoh nổi tiếng Ai Cập Cleopatra VII được người đời nhớ đến là nhà vua xinh đẹp và vô cùng thông minh sắc sảo. Nữ hoàng này có mối tình đẹp như mơ với vị tướng quân La Mã Mark Antony. Tuy nhiên, chuyện tình yêu lãng mạn, cảm động của họ không có kết thúc viên mãn bởi như người ta thường nói “tình chỉ đẹp khi còn dang dở”. Chính vì vậy, câu chuyện tình của họ trở thành một trong những chuyện tình bi thương nhất lịch sử.

Nữ Pharaoh nổi tiếng Ai Cập Cleopatra VII được người đời nhớ đến là nhà vua xinh đẹp và vô cùng thông minh sắc sảo. Nữ hoàng này có mối tình đẹp như mơ với vị tướng quân La Mã Mark Antony. Tuy nhiên, chuyện tình yêu lãng mạn, cảm động của họ không có kết thúc viên mãn bởi như người ta thường nói “tình chỉ đẹp khi còn dang dở”. Chính vì vậy, câu chuyện tình của họ trở thành một trong những chuyện tình bi thương nhất lịch sử.

Năm 41 trước Công nguyên, Antony lên nắm quyền cai trị các tỉnh phía Đông thành Rome. Vào thời gian đó, ông mời nữ hoàng Cleopatra đến chỗ mình để đưa ra lời giải thích rõ ràng về cáo buộc, rằng, bà đã "chống lưng" cho những thế lực thù địch của vị tướng quân này. Cleopatra đến nơi hẹn với hy vọng sẽ quyến rũ được vị tướng quân La Mã giống như đã làm với hoàng đế Julius Caesar trước đó.

Bà dùng một chiếc xà lan và diện trang phục giống vị thần của tình yêu La Mã Venus để đến gặp Antony. Khi vừa nhìn thấy nữ Pharaoh Ai Cập, tướng quân ngay lập sức xiêu lòng. Ông bị mê mẩn bởi vẻ đẹp kiêu sa cộng với trí thông minh sắc sảo của nữ hoàng. Cuối cùng, ông cùng nữ Pharaoh quay trở lại Alexandria và cam kết sẽ góp sức bảo vệ vùng đất Ai Cập cũng như vương miện của bà hoàng quyến rũ này.

Năm 40 trước Công nguyên, Antony thề sẽ trung thành với triều đại Ptolemaic đến suốt đời. Sau đó, ông kết hôn với nữ hoàng Cleopatra – người đồng cai trị Ai Cập với Octavian. Một cặp song sinh chào đời là “sản phẩm” tình yêu lãng mạn của hai con người ở hai quốc gia. Kể từ đó, nữ hoàng Cleopatra tiếp tục cai trị Ai Cập và khiến nó ngày càng thịnh vượng.

Vài năm sau đó, Antony tuyên bố Caesarion là con trai của hoàng đế Julius Caesar nên có quyền thừa kế ngai vàng của cha mình. Điều này trở thành nguyên nhân dẫn đến một cuộc chiến tranh với Octavian - người tuyên bố rằng Antony đã hoàn toàn bị nữ hoàng Cleopatra kiểm soát và sẽ từ bỏ thành Rome để xây dựng một thủ đô mới ở Ai Cập. Năm 32 trước Công nguyên, Octavian tuyên chiến với nữ hoàng Cleopatra. Lực lượng của Octavian đánh bại quân đội của nữ vương quyền lực trong trận chiến Actium năm 31 trước Công nguyên.

Một năm sau đó, Octavian tiến đánh đến Alexandria và một lần nữa đả bại được đội quân của Antony. Trong trận giao tranh đó, phe của nữ hoàng Cleopatra thất thế và bà phải ẩn náu tại lăng mộ chuẩn bị sẵn từ trước. Tuy nhiên, tướng quân Antony nhận được thông tin sai rằng nữ hoàng Cleopatra đã chết. Do đó, ông dùng thanh kiếm của mình để tự sát theo vợ. Ngày 12/8/30 trước Công nguyên, sau khi chôn cất người chồng và gặp Octavian, nữ Pharaoh cùng hai người hầu đã tự sát. Mối tình lãng mạn của Antony và Cleopatra cuối cùng đã kết thúc trong bi thương.

Chuyện tình nổi tiếng bi kịch khác là giữa Lancelot - chiến binh Bàn tròn chiến đấu bên vua Arthur Sir và Hoàng hậu Guinevere. Hai người đã trúng tiếng sét ái tình ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên. Nhưng do Guinevere khi đó đã là bậc mẫu nghi thiên hạ nên ban đầu, bà luôn tìm cách “né tránh” Lancelot để không xảy ra mối quan hệ ngoài luồng tội lỗi. Tuy nhiên, đến cuối cùng, tình yêu và sự đam mê đã chiến thắng lý trí của bà.

Hai người trao cho nhau tình yêu mãnh liệt. Họ thường gặp gỡ tại chính căn phòng của hoàng hậu. Nhưng "cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra", vào một đêm, cháu trai của Vua Arthur là Sir Agravain và Sir Modred dẫn một nhóm quân gồm 12 hiệp sĩ tới phòng của Hoàng hậu Guinevere và bắt quả tang đôi tình nhân đang ở bên nhau.

Khi nhìn thấy quân lính đến vây bắt, hiệp sĩ Sir Lancelot đã phản kháng lại và thoát thân thành công. Tuy nhiên, hoàng hậu Guinevere bị quân lính bắt giữ và bị phán quyết tử hình và đem thiêu sống vì tội “cắm sừng” đức vua.

Thấy người tình đang cận kề cái chết, Lancelot không hề sợ hãi đã quay trở về kinh đô để cứu hoàng hậu Guinevere và đem bà bỏ trốn. Sau đó, những tưởng hai người sẽ cao chạy xa bay và sống bên nhau hạnh phúc suốt đời nhưng mọi chuyện lại không được như ý. Sau khi cứu được người tình, Lancelot sống mai danh ẩn tính như một dân thường cho đến hết đời. Trong khi đó, hoàng hậu Guinevere đi tu ở Amesbury rồi qua đời tại đây.

Shah Jahan là vị vua thứ 5 của vương triều Hồi giáo Mogul đã xây dựng lăng mộ Taj Mahal vào năm 1631 để tưởng nhớ hoàng hậu Mumtaz(bà là người vợ thứ 3 của đức vua). Đây là người vợ mà đức vua yêu nhất nên khi bà đột ngột qua đời, con tim của ông đã héo mòn. Chuyện tình yêu tuyệt đẹp của hai người đã trở thành hình mẫu lý tưởng của các cặp uyên ương muôn đời sau.

Trước khi trở thành hoàng đế và lấy tên là Shah Jahan, ông được mọi người biết đến với tên gọi Hoàng tử Khurram. Ông sinh năm 1592 và là con trai của vua Jehangir - hoàng đế thứ 4 của vương triều Hồi giáo Mogul, đồng thời là cháu trai của Akbar Đại đế. Năm 1607, khi đi dạo ở Bazaar Meena, Shah Jahan đã bị hớp hồn trước vẻ đẹp của một cô gái bán lụa.

Người con gái đó là Arjumand Banu Begum (Mumtaz Mahal là tên sau này được Shah Jahan đặt khi ông làm vua). Khi gặp nhau, vua Shah Jahan mới 14 tuổi và Mumtaz Mahal không phải là người bán hàng rong. Cô thực ra là công chúa 15 tuổi của đất nước Ba Tư. Sau đó, Shah Jahan đã đến chỗ đức vua Ba Tư xin kết thân với công chúa xinh đẹp. Đến năm 1612, vua Shah Jahan mới kết hôn cùng công chúa Mumtaz Mahal, sau 5 năm yêu nhau.

Năm 1628, Shah Jahan chính thức lên ngai vàng và đi đến đâu cũng mang theo hoàng hậu Mumtaz Mahal, dù ông còn hai người vợ khác. Ông yêu bà say đắm đến mức ngay cả khi ra chiến trường trực tiếp chỉ huy tướng sĩ, ông cũng đưa bà cùng đi. Năm 1631, khi hoàng hậu Mumtaz Mahal hạ sinh người con thứ 14, bà đã qua đời do một số biến chứng. Trong lúc hoàng hậu Mumtaz lâm chung, đức vua Shah Jahan hứa với người vợ mà ông yêu nhất rằng sẽ không bao giờ lấy thêm người phụ nữ nào khác và sẽ xây cho bà một lăng mộ xa hoa nhất từ trước đến nay.

Theo tài liệu ghi chép, vua Shah Jahan đã tan nát cõi lòng sau khi hoàng hậu Mumtaz qua đời. Thậm chí, ông ra lệnh cho các địa phương để tang hoàng hậu trong hai năm. Một thời gian sau, vua Shah Jahan đã cho xây dựng đài tưởng niệm đẹp nhất thế giới để tưởng nhớ bà.

22.000 công nhân xây dựng liên tục trong 22 năm mới hoàn thành công trình đặc biệt thể hiện tình yêu bất diệt của nhà vua dành cho hoàng hậu quá cố. Khi băng hà vào năm 1666, thi hài của vua Shah Jahan được đặt trong một ngôi mộ bên cạnh nơi an nghỉ của hoàng hậu Mumtaz Mahal. Lăng mộ vĩ đại và diễm lệ Taj Mahal của Ấn Độ đã trở thành một trong 7 kỳ quan thế giới mà con người say đắm.

Cháu gái của Nữ hoàng Anh Victoria là công chúa Alix Victoria Helena Louise Beatrice đã có một mối tình đẹp như mơ với Sa hoàng Nicholas II. Công chúa Alix sau này được mọi người biết đến với tên gọi Alexandra Feodorovna Romanov, đã từ chối một cuộc hôn nhân được bề trên sắp đặt với người anh họ của mình - Hoàng tử Albert Victor. Bà dũng cảm làm điều đó vì đã phải lòng hoàng thái tử Nicholas - người thừa kế ngai vàng Nga vào năm 1889. Khi Sa hoàng Aleksandr III đang ốm “thập tử nhất sinh”, hoàng thái tử đã xin phép vua cha cưới công chúa Alix.

Tháng 11/1894, hai người kết hôn - chỉ vài tuần sau khi Sa hoàng Aleksandr III qua đời và hoàng thái tử lên ngôi. Mặc dù hôn nhân của cặp đôi công chúa Anh với hoàng thái tử Nga tiến hành trong không khí đau buồn của tang tóc, nhưng điều đó không ảnh hưởng tới cuộc sống hôn nhân hanh phúc của hai người. Hoàng hậu Alix hạ sinh cho Sa hoàng Nicholas 4 cô công chúa và một hoàng tử có tên Alexei.

Tuy nhiên, Hoàng hậu Alix đã mang trong mình “căn bệnh hoàng gia”, tức chứng máu khó đông và di truyền sang con cái, kể cả hoàng tử Alexei. Họ đã nhờ đến tu sĩ bí ẩn - người được mệnh danh là sứ giả của Thượng Đế Grigori Rasputin chữa trị căn bệnh quái ác cho người thừa kế ngai vàng tương lai bằng thuật thôi miên. Tuy nhiên, người này đã lôi cả gia đình Sa hoàng Nicholas xuống vực thẳm khi ngang nhiên lạm dụng quyền hạn để cưỡng bức dân thường, tham ô, lừa đảo… khiến dân chúng vô cùng phẫn nộ. Sau đó, ông ta bị trục xuất khỏi Nga.

Khi rời khỏi Nga, Rasputin gửi cho Sa hoàng Nicholas một bức thư trong đó tiên liệu trước việc bản thân sẽ bị ám sát. Trong thư, tu sĩ bí ẩn này cảnh báo nhà vua: nếu tầng lớp quý tộc ám sát ông thì hoàng gia Nga sẽ bị diệt vong một năm sau đó. Lời nguyền oái ăm của Rasputin cuối cùng đã thành hiện thực.

Triều đại Romanov bị xóa sổ trong cuộc cách mạng tháng 2/1917. Toàn bộ thành viên trong gia đình Sa hoàng Nicholas bị giết chết kể cả người hầu. Người ta cho rằng, lời nguyền của Rasputin là nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của triều đại Romanov và mở ra một chương đẫm máu của lịch sử hoàng gia Nga.

Nhật Anh (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/4-moi-tinh-bat-diet-chon-tham-cung-247596.html