4 Hoàng đế tài giỏi nhất trong lịch sử Trung Hoa: Người thứ 2 mang tiếng xấu ngàn thu vì giết cả anh và em ruột để cướp ngôi

Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, có 4 Hoàng đế được đánh giá là cầm quyền tài giỏi nhất, mang lại sự hưng thịnh cho triều đại. Đó là những Hoàng đế nào.

1. Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú

Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú là một vị Hoàng đế nhân từ, ông đối xử vô cùng nhân từ và hiền hậu với mọi người và là một trong những vị vua hiếm có qua lịch sử các triều đại.

Người lập quốc phải giết rất nhiều người để xây dựng quyền lực của bản thân trong triều đại mới, vì thế có rất nhiều vị vua thường giết kẻ địch trước, sau đó sẽ giết các vị thần có công.

Lưu Tú đã phá vỡ sách luật độc ác này. Ông xây dựng đất nước bằng võ công nhưng cũng rất coi trọng văn hóa giáo dục. Ông thông cảm với nỗi vất vả của nhân dân, chủ trương chính sách tiết kiệm, trọng lễ nghĩa sĩ, và được các sử gia gọi là vị hoàng đế "nhân nghĩa nhất".

Điểm thiếu sót của ông chính là để một loạt thái giám hầu hạ bên cạnh mình mỗi ngày, điều này đã tạo cơ hội cho các thái giám lạm dụng quyền lực vào cuối thời Đông Hán.

Chân dung Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú.

Chân dung Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú.

2. Đường Thái Tông Lý Thế Dân

Đường Thái Tông Lý Thế Dân (599~649), tại vị 23 năm, lấy niên hiệu là Trinh Quán. Ý nghĩa tên của ông ở trong câu "Tế thế an dân", ông là người Thành Kỷ, Lũng Tây.

Lý Thế Dân không chỉ là nhà chính trị, nhà quân sự nổi tiếng, mà còn là một thi nhân và một nhà thư pháp. Sinh vào năm Khai Hoàng thứ 18 (năm 599), lúc còn trẻ ông theo cha vào quân Trường An và lập nên triều Đường năm 618, dẫn quân chinh chiến khắp thiên hạ. Ông đã có những đóng góp to lớn trong việc thống nhất nhà Đường và được phong làm Tần vương.

Ông đăng cơ sau Sự biến Huyền Vũ Môn để thâu tóm quyền lực, sáng lập ra Trinh Quán chi trị nổi tiếng khắp bốn phương. Ông khiêm tốn, nghiêm khắc tiết kiệm, giảm nhẹ thuế má, để nhân dân nghỉ ngơi lấy lại sức lực, tất cả các dân tộc hòa thuận với nhau, quốc thái dân an, mở rộng lãnh thổ.

Lý Thế Dân tấn công tiêu diệt Đông Đột Quyết và Tiết Diên Đà, gây cho Cao Câu Ly nhiều thiệt hại nặng, thiết lập bốn trấn ở Tây An, được nhân dân các dân tộc tôn trọng và gọi ông là Thiên Khả Hãn.

Hình ảnh Lý Thế Dân trên phim.

Chính ông đã đặt nền móng quan trọng cho thời kỳ hoàng kim Khai Nguyên sau này của triều đại nhà Đường, đồng thời ông là một bậc minh quân làm gương cho con cháu đời sau học tập.

Có khí chất ngút trời, Lý Thế Dân nhiều lần lấy ít địch nhiều, trận chiến kinh điển của ông đó là ông đích thân dẫn các vị đại thần phóng ngựa ra bờ sông Vị Thủy,trách mắng Đột Quyết đã làm trái những điều thỏa thuận, buộc Đột Quyếtlại phải cam kết liên minh lần nữa và lui binh.

Đây là sự khác nhau một trời một vực, trái ngược với Tống Chân Tông, người đã đến thành phía Nam Thiền Châu dưới sự hộ tống và kiên trì của Khấu Chuẩn, nhưng rồi lại yêu cầu lập tức phải quay trở lại trong sự thấp thỏm lo âu.

Đường Thái Tông luôn tin dùng, nghe theo lời khuyên can của các bậc hiền tài. Ông luôn coi dân như con, không phân biệt giàu nghèo. Sáng lập ra "Trinh Quán chi trị", là một bậc minh quân được người dân Trung Quốc xưng tụng trong hàng ngàn năm nay.

3. Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận

Tống là triều đại không có thái dám lạm dụng chức quyền, không có ngoại thích làm loạn triều chính, là triều đại được các phần tử trí thức tôn trọng nhất, là triều đại có hoàng cung tiết kiệm nhất, là triều đại giết ít công thần nhất, cũng là triều đại có nền khoa học kỹ thuật phát triển nhanh nhất.

Tất cả những điều trên có quan hệ rất lớn tới chính sách của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận khi ông thành lập đất nước.

Nhân phẩm của con người Triệu Khuông Dận rất đáng được tán thưởng, "Thiên lí Tống kinh nương" là câu chuyện nhà nhà đều biết. Nhưng ông cũng đã đưa ra những chính sách sai lầm dẫn đến một số việc như binh yếu tướng thiếu, nền chính trị bị hạn chế.

4. Thanh Thánh Tổ Khang Hi

Khang Hi là vị Hoàng đế tốt nhất trong bốn vị được nhắc đến ở đây, ông còn được gọi là "Thiên cổ nhất đế".

Những chiến công về mặt quân sự của ông đã vượt qua các hoàng đế khác ngoại trừ Thành Cát Tư Hãn. Tuy nhiên về mặt dùng binh và củng cố sự thắng lợi thì Thành Cát Tư Hãn không phải là đối thủ của ông;

Kỷ nguyên thịnh vượng mà ông đã tạo ra, dù là rầm rộ nhất thời hay lâu dài thì bất kỳ sự cai trị nào trong quá khứ cũng khó có thể sánh nổi. Dường như ở ông đã tập trung những ưu điểm của tất cả Hoàng đế Trung Quốc, và rất kiếm khi ông mắc phải sai lầm như họ.

Chân dung Hoàng đế Khang Hi.

Khang Hi nhiều lần đi tuần tra ở phía Nam, ông đi bộ trên con đường gồ ghề dài 10 dặm trong cơn gió lạnh thấu xương để đích thân giám sát những bước đầu tiên của công trình sửa sông đắp đê, đầu gối dính đầy bùn đất. Thậm chí ông là vị hoàng đế có tài năng và học vấn nhất, cũng là vị hoàng đế tại vị lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Theo Khánh An/Gia đình & Xã hội

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/4-hoang-de-tai-gioi-nhat-trong-lich-su-trung-hoa-nguoi-thu-2-mang-tieng-xau-ngan-thu-vi-giet-ca-anh-va-em-ruot-de-cuop-ngoi/20210224083754846