4 điều bạn cần phải biết khi uống sữa giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng cao gấp 10 lần

Sữa được xem là một trong những món đồ uống bổ dưỡng phổ biến trong thực đơn của mỗi gia đình, đặc biệt là những gia đình có con đang trong độ tuổi phát triển. Nhưng cách uống sữa đúng thời điểm không phải là điều ai cũng biết, nên uống khi nào để cơ thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng.

Thời điểm nào uống sữa là tốt nhất

1. Có nên uống sữa vào ban đêm?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trên thực tế, sữa không phải là một loại thuốc chống mất ngủ, nhưng so với các loại thực phẩm khác, sữa chứa những thành phần dinh dưỡng có lợi cho việc phòng chống mất ngủ. Trong đó bao gồm canxi, vitamin B6. Khi đi vào cơ thể, chúng có thể được chuyển đổi thành serotonin và các chất khác, với lượng tyrosine khá phong phú sẽ mang lại tác dụng cải thiện giấc ngủ.

Hơn nữa, nếu so sánh cùng một lượng calo, thì cảm giác của bạn sau khi uống sữa sẽ no hơn các loại thực phẩm khác, nếu uống 1 cốc sữa nhỏ có thể giúp bạn có cảm giác no nhanh hơn, tránh việc đói trong đêm sẽ khiến bạn trở nên khó ngủ, trằn trọc.

Nếu uống sữa coi như là một bữa phụ vào buổi tối trước khi ngủ, vừa có tác dụng cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, thuận tiện, không bị dư thừa năng lượng, nhiệt lượng trong sữa khá thấp nên không lo lắng bị béo phì so với các thực phẩm khác như mì ăn liền, các loại bánh ngọt, bánh chế biến sẵn, bánh bao hay khác món thịt nguội.

2. Uống sữa vào buổi sáng có gây buồn ngủ không?

Ảnh minh họa.

Như trên đã phân tích, uống sữa buổi tối có thể giúp hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn, vậy uống sữa buổi sáng liệu có gây buồn ngủ hay không?

Trên thực tế, mặc dù sữa giúp ngủ ngon nhưng không đến mức gây buồn ngủ nếu uống vào buổi sáng. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy uống sữa vào buổi sáng có thể gây buồn ngủ.

Ngược lại, nhiều nghiên cứu đã có đủ bằng chứng cho thấy việc tiêu thụ sữa và ngũ cốc vào buổi sáng không chỉ có thể nâng cao giá trị dinh dưỡng của bữa ăn sáng, làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn, mà còn trì hoãn một cách hiệu quả cảm giác đói trong một vài giờ sau khi uống.

3. Thời điểm nào uống sữa là tốt nhất?

Theo bản hướng dẫn ăn uống lành mạnh của Trung Quốc, mỗi ngày sử dụng khoảng 300 gram sữa, tương đương với 1,5 cốc giấy (loại dùng 1 lần). Đây là mức trung bình và không có nghĩa là phải uống đủ số lượng đó hàng ngày. Thi thoảng bạn có thể uống 200 gram, hoặc 400 gram theo nhu cầu của bản thân.

Ví dụ bạn có điều kiện để uống sữa, bạn có thể uống vào buổi sáng, buổi tối, buổi đêm, hoặc có thể ăn sữa chua vào bữa chiều, tất cả đều tốt và không có trở ngại gì trong việc uống nhiều hay ít.

Điều cần chú ý là, nếu bạn sử dụng số lượng sữa nhiều trong ngày, ví dụ như vừa uống sữa, vừa ăn sữa chua, vừa có sử dụng sữa bột, thì nên chú ý giảm khẩu phần ăn từ các món ăn chính và thịt cá. Vì trong sữa đã có nhiều protein, nếu không giảm lượng đạm từ thức ăn, bạn có thể sẽ bị thừa năng lượng, mất đi sự cân bằng dinh dưỡng.

4. Có nên uống sữa khi bụng đói hay không?

Sở dĩ có câu hỏi này là vì có một số người bị đau bụng sau khi uống sữa, họ thuộc nhóm người "không dung nạp lactose", tức là "không hợp" với việc uống sữa, bất kể là lúc đói hay no. Sau khi uống sữa xong, họ có cảm giác bị đầy hơi và thậm chí tiêu chảy và đau bụng.

Nếu bạn ăn một số loại thực phẩm khác và sau đó uống sữa, sự khó chịu sẽ nhẹ hơn, ngược lại, cứ mỗi lần uống sữa khi bụng rỗng là tình trạng trên lại diễn ra khá rõ ràng.

Tuy nhiên, nếu bạn không có vấn đề về việc không dung nạp lactose, thì việc uống sữa khi bụng đói lại hoàn toàn không có vấn đề gì.

Trong tất cả các loại sữa động vật nói chung và sữa bò nói riêng đều chứa hàm lượng protein, chất béo và carbohydrate (lactose) khá cao, nếu người có thể chất dễ dung nạp và có thể tiêu hóa lactose có thể tận dụng tốt các nguồn sữa để không lãng phí các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần.

Những cách uống sữa sai lầm lớn nhất là gì?

Ảnh minh họa.

1. Đun sữa sôi lên để uống

Nhiều người sau khi mua sữa về thường có thói quen đun lại sữa sôi lên với mục đích khử trùng do chưa yên tâm về chất lượng sữa mà mình vừa mua.

Trên thực tế làm điều này là sai bởi khi đun sữa lên, rất dễ làm cho thành phần lactose bên trong sữa tạo ra hiện tượng thay đổi chất và những chất này rất dễ gây ra ung thư.

Hơn nữa, sau khi đun sôi sữa, chất canxi trong sữa cũng sẽ xảy ra hiện tượng phosphate lắng sâu, khó khăn trong việc hấp thụ và tiêu hóa.

Hầu hết các loại sữa được cấp phép bán trên thị trường đều đã trải qua quá trình diệt khuẩn, vì thế có thể trực tiếp sử dụng sau khi mua về.

2. Uống sữa khi đói bụng

Uống sữa trong khi bụng rỗng sẽ khiến cho protein trong sữa chuyển hóa thành năng lượng để tiêu hao trong quá trình tiêu hóa. Sau đó thì cảm giác ăn bữa ăn chính sẽ không còn ngon miệng, hoặc không muốn ăn.

Uống sữa lúc đói sẽ tạo cảm giác giả no, khiến cho bạn không muốn ăn tiếp, dạ dày rơi vào trạng thái trống rỗng, dễ sinh ra bệnh. Một số người uống sữa khi đói còn có thể bị đau bụng, cồn cào đường ruột.

3. Pha sữa với sô cô la

Trong suy nghĩ của nhiều người, sữa pha với sô cô la là một món đồ uống hoàn hảo sô cô la là một loại thực phẩm năng lượng cao, và sữa là một thực phẩm có hàm lượng protein cao, cả hai món kết hợp lại có thể mang lại lợi ích lớn cho cơ thể.

Nhưng điều này là sai. Bởi vì sữa pha cùng sô cô la sẽ có phản ứng hóa học oxalat canxi xảy ra, từ đó hình thành các chất mới có hại có hại cho cơ thể.

4. Trộn thuốc vào sữa để uống

Nhiều người khó uống thuốc hoặc muốn dùng sữa để uống cùng thuốc để "một công đôi việc", nhưng theo các chuyên gia, đây là cách uống sai lầm và hoàn toàn không nên làm như vậy.

Một số loại thuốc có phản ứng với sữa không chỉ làm giảm tác dụng của thuốc đối với việc chữa bệnh mà có một số chất khi tạo ra các phản ứng hóa học có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, trong vòng hai giờ sau khi uống thuốc thì mới có thể uống sữa.

Theo Khỏe & Đẹp

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/4-dieu-ban-can-phai-biet-khi-uong-sua-giup-co-the-hap-thu-dinh-duong-cao-gap-10-lan/20200825030503787