4 dấu hiệu trẻ bất an, ảnh hưởng tiêu cực tích cách lẫn trí tuệ

Có nhiều dấu hiệu cho thấy trẻ bất an. Duy trì trạng thái này lâu ngày ảnh hưởng tiêu cực đến tính cách lẫn trí tuệ sau này của bé. Do vậy, cha mẹ không nên cho là chuyện nhỏ mà bỏ qua.

Cảm giác an toàn giúp trẻ cởi mở, tự tin trong các mối quan hệ. Ngược lại, trẻ có dấu hiệu bất an sẽ ảnh hưởng tiêu cực tâm lý lẫn trí tuệ.

Cảm giác an toàn giúp trẻ cởi mở, tự tin trong các mối quan hệ. Ngược lại, trẻ có dấu hiệu bất an sẽ ảnh hưởng tiêu cực tâm lý lẫn trí tuệ.

Chuyên gia tâm lý cho rằng, những trẻ này không hẳn là mẫu trẻ sống nội tâm hay thích yên tĩnh đơn thuần. Đây là biểu hiện của sự thiếu an toàn. Chúng chỉ tìm được cảm giác quen thuộc khi ở nhà, trong môi trường có bố mẹ và những người quen biết.

Thường xuyên cắn móng tay. Trẻ nhỏ trong giai đoạn khám phá cơ thể, thế giới xung quanh sẽ có hành động mút tay, cắn móng tay, điều này được xem là bình thường.

Khi lớn hơn, hành động cắn móng tay lại được xem là biểu hiện trẻ cảm thấy bất an. Mỗi khi cảm thấy lo lắng, cơ thể sẽ dùng các hành động tiềm thức để che đậy nỗi sợ trong lòng.

Thích ngủ với búp bê hoặc vật quen thuộc. Trẻ con thường thích chơi, ngủ với búp bê. Vậy nhưng, trẻ chỉ có thể ngủ yên giấc khi có chúng, nếu thiếu sẽ quấy khóc, khó ngủ thì cần chú ý. Chuyên gia tâm lý cho rằng nó không chỉ bắt nguồn từ nỗi sợ bóng tối. Nhiều trẻ bất an trong lòng, phải có vật quen thuộc bên cạnh chúng mới an tâm, thả lỏng cơ thể đi vào giấc ngủ.

Trẻ luôn giữ 1 đồ chơi quen thuộc ban ngày cũng là dấu hiệu bé bất an. Khi mang theo những đồ này, trẻ mới cảm nhận được sự quen thuộc, đón nhận những thay đổi khác.

Hay thức giấc nửa đêm. Thói quen thức giấc nửa đêm cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ bất an. Loại trừ nguyên nhân sức khỏe, các nhà khoa học cho biết những đứa trẻ bất an dễ bị thức giấc bởi ác mộng. Sự bồn chồn, sợ hãi khiến chất lượng giấc ngủ ban đêm của trẻ không được ổn định.

Ngoài việc chỉ ra dấu hiệu trẻ bất an, các nhà khoa học còn nhấn mạnh tình trạng tâm lý này ảnh hưởng tiêu cực đến tính cách của trẻ. Cụ thể, trẻ hình thành tâm lý sợ mất mát, ngại thay đổi. Khi gặp việc không vừa ý cũng không dám bộc lộ bởi sợ hãi. Về lâu dài, cảm giác bất an khiến trẻ tự khép mình. Trẻ bất an cũng dễ phục tùng hơn so với những đứa trẻ luôn thoải mái tư tưởng.

Nhạy cảm, kém cỏi. Tâm lý bất an cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc khẳng định năng lực của trẻ. Nguyên nhân bởi trẻ gặp khó khăn khi hòa nhập cuộc sống tập thể, không dám khẳng định điều mình cho là đúng.

Mặt khác, người bất an luôn coi trọng cách nhìn của người khác về mình. Họ sẽ dành thời gian để lấy lòng người khác thay vì vươn tới những điều mình muốn.

Chính những tác động tiêu cực từ cảm giác bất an, cha mẹ nên học cách thể hiện tình yêu thương với con trẻ. Bạn đừng ngại thể hiện tình cảm hay lời khen khi con đạt được những thành tựu nho nhỏ.

Tránh trách móc con cái theo cảm xúc cá nhân. Cho con khoảng thời gian tự do để con làm điều mình thích. Dù chỉ là việc nhỏ song trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu của bố mẹ, cảm thấy an toàn vì được yêu thương, bảo vệ. Ảnh: Internet.

Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn. Nguồn: Hanoitv.

Định Tâm (Theo SH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/doi-song/4-dau-hieu-tre-bat-an-anh-huong-tieu-cuc-tich-cach-lan-tri-tue-1539301.html