34 ý kiến góp ý giải pháp thực hiện mục tiêu KT-XH, QPAN năm 2021

Tại phiên thảo luận tổ chiều nay, đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh thẳng thắn phân tích hạn chế, làm rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan trong công tác lãnh đạo, điều hành, thực hiện năm 2020, bàn bạc giải pháp hiệu quả phát triển KT-XH năm 2021, tạo đà cho cả nhiệm kỳ.

Tổ 1 do Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng chủ trì điều hành

Trước khi bước vào phiên thảo luận tổ, các đại biểu HĐND tỉnh nghe Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ hướng dẫn các nội dung liên quan. Theo đó, 3 tổ thảo luận sẽ tập trung đánh giá tình hình KT-XH 2020; kế hoạch phát triển KT-XH 2021; bàn bạc các tờ trình, nghị quyết liên quan.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Tú Anh và Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Trần Viết Hậu chủ trì điều hành thảo luận tại tổ 2

Theo phân công, tổ 1 sẽ do Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng chủ trì điều hành (15 đại biểu HĐND tỉnh, 70 đại biểu khách mời); tổ 2 do Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Tú Anh chủ trì điều hành (20 đại biểu HĐND tỉnh, 46 đại biểu khách mời) và tổ 3 do Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ chủ trì điều hành (15 đại biểu HĐND tỉnh, 35 đại biểu khách mời).

Đại biểu Đỗ Khoa Văn (Tổ đại biểu Vũ Quang) tham gia thảo luận tại tổ số 1

Tham gia ý kiến tại các tổ, đại biểu cơ bản đồng tình với báo cáo về tình hình triển KT-XH, QPAN năm 2020, nhiệm vụ, giải pháp năm 2021. Đại biểu Đỗ Khoa Văn (Tổ đại biểu Vũ Quang) tham gia thảo luận tại tổ số 1 và đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt (Tổ đại biểu TP Hà Tĩnh) tham gia thảo luận tại tổ số 2 cho rằng, mặc dù gặp nhiều khó khăn khách quan nhưng tình hình KT-XH vẫn đạt được một số kết quả khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn là con số dương.

Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt (Tổ đại biểu TP Hà Tĩnh) tham gia thảo luận tại tổ số 2

Đây là nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, toàn thể Nhân dân, thể hiện công tác lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp.

Băn khoăn về một số chỉ tiêu quan trọng của năm 2020 đạt thấp, đại biểu đã tích cực tham gia thảo luận về giải pháp trong thời gian tới. Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt cho rằng, năm 2021 là năm đầu thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức. Để đạt mục tiêu tăng trưởng như dự thảo Nghị quyết đề ra, cần tập trung xây dựng các sản phẩm mang thương hiệu cấp tỉnh, có tính cạnh tranh trên toàn quốc; quan tâm xây dựng quy hoạch phát triển vùng mỏ sắt Thạch Khê.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ và Trưởng ban Pháp chế Nguyễn Thị Nhuần điều hành thảo luận tại tổ 3

Đại biểu Đỗ Khoa Văn kiến nghị: Tỉnh cần ban hành những chính sách, gói kích cầu để hỗ trợ, tạo đà phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất; quan tâm đến doanh nghiệp trên lĩnh vực nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao với các loại giống cây trồng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao.

Đại biểu Lê Ngọc Huấn phát biểu thảo luận tổ

Cùng chung ý kiến, đại biểu Lê Ngọc Huấn (Tổ đại biểu Hương Khê) đề nghị ban hành chính sách hỗ trợ giống cho sản xuất, đặc biệt là các loại giống có năng suất chất lượng cao vào sản xuất đại trà.

Đại biểu Đặng Văn Thành phát biểu thảo luận tại tổ 2

Đại biểu Đặng Văn Thành (Tổ đại biểu TX Kỳ Anh cho rằng), năm 2021 sẽ diễn ra các sự kiện lớn như bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp nhưng trên địa bàn còn nhiều vấn đề tồn đọng, vướng mắc cần giải quyết để việc bầu cử diễn ra thuận lợi. Bên cạnh đó, tiếp tục thu hút đầu tư, rà soát lại những dự án đã cấp để kiến quyết thu hồi, vừa tạo môi trường đầu tư, tránh lãnh phí quỹ đất, tạo công bằng trong đầu tư…

Với tinh thần nhìn thẳng vào những khó khăn, hạn chế, tại các tổ thảo luận, đại biểu đã đi sâu phân tích về một số vấn đề trọng tâm mà cử tri quan tâm.

Một số đại biểu bày tỏ băn khoăn về con số độ che phủ của rừng. Đại biểu Trần Hậu Tám (Tổ đại biểu Thạch Hà) đặt câu hỏi, liệu số liệu về độ che phủ rừng trong báo cáo UBND tỉnh nêu có chính xác?

Đại biểu Bùi Nhân Sâm cho rằng chất lượng rừng ngày càng kém đi.

Đại biểu Bùi Nhân Sâm (Tổ đại biểu huyện Can Lộc) phân tích, độ che phủ rừng dù trong báo cáo của UBND tỉnh vẫn đảm bảo (52%) nhưng thực tế cho thấy, chất lượng rừng ngày càng kém đi. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các vụ sạt lở trong đợt mưa lũ vừa qua. Chính vì vậy, cần đánh giá cụ thể về chất lượng rừng, đồng thời có phương án để phát triển cân đối các loại rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

Đại biểu Đoàn Đình Anh đề nghị rà soát cụ thể để xây dựng, hoàn thiện các bộ chính sách để thực hiện 5 chương trình trọng điểm và 3 mũi đột phá.

Đại biểu Đoàn Đình Anh (Tổ đại biểu huyện Cẩm Xuyên) băn khoăn: Hiện nay, nhiều địa phương tại Hà Tĩnh tăng thu ngân sách từ quỹ đất. Tuy nhiên, nếu đối chiếu với thực tế thu các loại phí và lệ phí còn thấp như hiện nay, liệu có xảy ra tiêu cực? Đại biểu Đoàn Đình Anh cũng đề nghị các ngành rà soát cụ thể để xây dựng, hoàn thiện các bộ chính sách để thực hiện 5 chương trình trọng điểm và 3 mũi đột phá (theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra) trong năm 2021.

Đại biểu Nguyễn Văn Hổ: Tăng cường đầu tư hạ tầng xung quanh khu, cụm công nghiệp để thu hút doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh.

Tham gia ý kiến tại tổ số 2, đại biểu Nguyễn Văn Hổ (Tổ đại biểu TX Hồng Lĩnh) băn khoăn về sản lượng lương thực 2020 ước là 51 vạn tấn, liệu đây có phải là con số đảm bảo an ninh lương thực của tỉnh trong khi hiện trạng ruộng bỏ hoang là một thực tế.

Góp ý vào các giải pháp phát triển, đại biểu đề nghị UBND tỉnh tiếp tục quan tâm, dồn lực giải quyết tốt các vướng mắc về đất đai, tài nguyên môi trường; tăng cường đầu tư hạ tầng xung quanh khu, cụm công nghiệp để thu hút doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh.

Tham gia thảo luận tại các tổ, nhiều đại biểu khách mời đã cùng “hiến kế” thực hiện mục tiêu, kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021.

Đại biểu Lê Trung Phước - Phó Trưởng BQL KKT tỉnh: Nên nghiên cứu, xem xét xây dựng quỹ GPMB với nguồn vốn khoảng 700 - 1.000 tỷ đồng.

Đại biểu khách mời Lê Trung Phước (Phó Trưởng BQL KKT tỉnh) đề xuất: Nên nghiên cứu, xem xét xây dựng quỹ GPMB với nguồn vốn khoảng 700 - 1.000 tỷ đồng để phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch thu hút đầu tư…

Đại biểu khách mời Bùi Khắc Bằng (Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang) ghi nhận HĐND tỉnh đã kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 156 và Nghị quyết 123 về tiếp tục thực hiện một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ chế xây dựng nông thôn mới, đô thị tỉnh Hà Tĩnh, đáp ứng nguyện vọng cử tri. Tỉnh cần tiếp tục có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất quy mô lớn, đặc biệt là đối với cây ăn quả.

Đại biểu Bùi Khắc Bằng - Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang: Tỉnh cần tiếp tục có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất quy mô lớn, đặc biệt là đối với cây ăn quả.

Đại biểu khách mời Ngô Xuân Linh (Chủ tịch UBND huyện Hương Khê) góp ý, trong báo cáo về KT-XH năm 2020 cần đánh giá thêm về kết quả thực hiện các chính sách an sinh xã hội, khôi phục sản xuất sau lũ theo tinh thần Nghị quyết 01-NQ/TU ngày 19/11/2020. Từ đó tiếp tục có các giải pháp hiệu quả để thực hiện nghị quyết trong thời gian tới.

Đại biểu Lê Đình Sơn (Tổ đại biểu TP Hà Tĩnh) cho rằng, nguồn lực đầu tư từ xã hội vẫn là nguồn lực quan trọng trong phát triển của Hà Tĩnh. Do vậy, cần phải tháo gỡ các các khó khăn, vướng mắc từ GPMB, cải cách hành chính, môi trường đầu tư… để thu hút hiệu quả nguồn vốn này.

Trao đổi tại tổ 1, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng đồng tình với ý kiến của đại biểu về việc các số liệu về KT- XH cần đi vào thực chất; cần nhìn nhận rõ những khó khăn, hạn chế về điều kiện tự nhiên của Hà Tĩnh để xác định rõ quyết tâm, giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thời gian tới.

Trên cơ sở những phân tích, góp ý của các đại biểu, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng làm rõ và gợi mở thêm những giải pháp phát triển KT-XH năm 2020 và những năm tiếp theo.

Theo đó, cần coi trọng phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, chú trọng lựa chọn giống cây con phù hợp, chú ý đến đầu ra và chế biến sản phẩm nông nghiệp; chú trọng thu hút đầu tư, đặc biệt là các lĩnh vực có lợi thế, kêu gọi các nhà máy về đầu tư sản xuất trên địa bàn để thu hút, tạo việc làm cho con em địa phương; có cơ chế, cách làm để thực hiện việc tuyển dụng công chức theo nghị định, quy định của luật, trong đó chú trọng thu hút nhân tài; từng bước tháo gỡ vướng mắc về loại hình đào tạo để thu hút lao động; lắng nghe một cách khách quan để tiếp tục nghiên cứu, hỗ trợ cán bộ thôn, xóm.

Phiên thảo luận tổ chiều nay ghi nhận 34 ý kiến phát biểu góp ý tập trung vào kết quả thực hiện các mục tiêu KT-XH, QPAN năm 2020, kế hoạch phát triển KT-XH 2021; bàn bạc các tờ trình, nghị quyết trình tại kỳ họp.

Dự kiến thực hiện cả năm có 9/15 chỉ tiêu đạt và vượt; 6/15 chỉ tiêu chưa đạt

9 chỉ tiêu đạt và vượt: Tổng sản lượng lương thực (ước đạt 58 vạn tấn/kế hoạch 51 vạn tấn); giá trị sản xuất/đơn vị diện tích (ước đạt 90 triệu đồng/kế hoạch 90 triệu đồng); kim ngạch xuất khẩu (ước đạt 1,2 tỷ USD/kế hoạch 1,2 tỷ USD); tỷ lệ người dân tham gia BHYT (ước đạt 90%/kế hoạch 90%); tỷ lệ lao động qua đào tạo (ước đạt 70%/kế hoạch 70%); số giường bệnh/1 vạn dân (ước đạt 26 giường/kế hoạch 26 giường); tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi (ước đạt 8,5%/kế hoạch 8,5%); tỷ lệ che phủ rừng (ước đạt trên 52%/kế hoạch 52%); tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom (ước đạt 95%/kế hoạch 95%).

6 chỉ tiêu chưa đạt: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (ước đạt 0,53%/kế hoạch 10,5-11%); thu ngân sách (ước đạt 12.210 tỷ đồng/kế hoạch 14.000 tỷ đồng); tổng vốn đầu tư toàn xã hội (ước đạt 26.128 tỷ đồng/kế hoạch 36.000 tỷ đồng); tỷ lệ hộ nghèo (ước đạt 3,51%/kế hoạch

Nhóm P.V

Nguồn Hà Tĩnh: http://baohatinh.vn/chinh-quyen/dai-bieu-hdnd-tinh-ha-tinh-ban-giai-phap-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-nam-2021/203198.htm