3000 nghệ sĩ diễu hành quanh phố đi bộ Hà Nội

Tối 27/6, với sự góp mặt diễu hành của hơn 3.000 nghệ sĩ, diễn viên, Lễ hội văn hóa đường phố 'Hà Nội điểm đến xanh' đã chính thức khai mạc tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội trong không khí tưng từng, rộn rã. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình quảng bá điểm đến văn hóa- du lịch Hà Nội năm 2020, do UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội tổ chức.

Lễ hội dân gian đường phố “Hà Nội điểm đến xanh” là dịp để quảng bá và khẳng định hình ảnh "Hà Nội điểm đến thân thiện, an toàn, chất lượng và hấp dẫn", để người dân Hà Nội thêm một lần tự hào và đề cao trách nhiệm gìn giữ nét văn hóa tốt đẹp của người Hà Nội. Đồng thời, lễ hội còn là một hoạt động chào mừng sự thành công của Thủ đô trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid- 19, đại dịch ảnh hưởng lớn đến các nước trên toàn thế giới.

Lễ hội dân gian đường phố “Hà Nội điểm đến xanh” là dịp để quảng bá và khẳng định hình ảnh "Hà Nội điểm đến thân thiện, an toàn, chất lượng và hấp dẫn", để người dân Hà Nội thêm một lần tự hào và đề cao trách nhiệm gìn giữ nét văn hóa tốt đẹp của người Hà Nội. Đồng thời, lễ hội còn là một hoạt động chào mừng sự thành công của Thủ đô trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid- 19, đại dịch ảnh hưởng lớn đến các nước trên toàn thế giới.

Lễ hội mở đầu bằng màn biểu diễn trống hội và múa lân đặc sắc, cùng các ca khúc về Hà Nội.

Ngay sau đó, màn biểu diễn được mong đợi nhất của Lễ hội văn hóa đường phố “Hà Nội điểm đến xanh” đã được bắt đầu, tiết mục diễu hành của các khối biểu diễn trên đường phố xung quanh khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm.

Cùng với tiếng trống rộn ràng, khối tuyến đầu chống dịch Covid-19 gồm các lực lượng như quân đội, công an, đội ngũ y bác sĩ, cựu chiến binh, dân phòng… đã mở đầu màn diễu hành. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, không quản ngại khó khăn, gian khổ, nguy cơ lây nhiễm, “những chiến sĩ áo trắng” cùng các lực lượng nòng cốt, xung kích trên tuyến đầu, đã góp phần vào thành công của đất nước trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Tiếp sau khối tuyến đầu chống dịch là khối dân gian với các màn múa rồng, múa cờ hội, múa chũm chọe, múa sênh tiền… có sự góp mặt của các diễn viên đến từ Đội múa huyện Thường Tín Đan Phượng- Ứng Hòa, Nhà hát Chèo Thái Bình, Nhà hát Chèo Hà Nội. Các điệu múa duyên dáng, đậm đà bản sắc cùng âm nhạc đặc sắc và quyến rũ đã làm cả phố đi bộ xao động.

Điệu múa sêng tiền được các nghệ sĩ thể hiện. Sênh tiền là nhạc cụ chi gõ dùng để hòa tấu, giữ nhịp hoặc làm đạo cụ múa. Khi múa Sênh tiền, người sử dụng nhạc cụ vừa đánh, vừa phối hợp các động tác múa nhịp nhàng.

Đoàn diễu hành múa bài bông của khối dân gian, múa bài bông hay còn gọi là bắt bài bông, là một điệu múa nằm trong hệ thống các bản múa của nghệ thuật ca trù (gồm múa bỏ bộ, múa tứ linh, múa bài bông).

Tiếp sau khối dân gian là khối nghệ sĩ với màn diễu hành của Nhà hát Kịch Hà Nội tái hiện đám cưới Hà Nội đầu thế kỷ XX. Màn biểu diễn đặc biệt thu hút sự chú ý của du khách bởi sự xuất hiện của các các nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trung Hiếu, NSND Thu Hà, NSND Công Lý, diễn viên Quỳnh "kool", Trí Nhân...

Đoàn diễu hành đen hoa. Hà Nội bốn mùa hoa luôn đẹp, luôn được tô thắm bởi những gánh hoa trên từng con đường, từng góc phố. Dẫu nhiều đổi thay thì Hà Nội vẫn là mảnh đất của những hồn hoa, của thú chơi hoa - một thú chơi tao nhã.

Đoàn diễu hành xe đạp hoa. Người Hà Nội có một thích thú đặc biệt với những gánh hoa rong. Những bông hoa ấy vẫn mang vẻ đẹp lan tỏa trên khắp đường phố Hà Nội, đem hương đến cho mọi nhà.Trên đường phố Hà Nội, bắt gặp những chiếc xe đạp chở những bông hoa tươi đang chậm chạp đi trên đường càng làm cho những hồi ức về một Hà Nội xưa cũ ùa về trong tâm trí một nét đẹp vẫn còn mãi với thời gian.

Đoàn diễu hành múa gốm.

Trên tay chiếc nóng cùng áo dài đỏ sao vàng các cô gái Việt Nam uyển chuyển theo nhịp điệu múa nón.

Màn múa sen trong buổi diễu hành.

Phần thể hiện Thái cực quyền của khối người cao tuổi.

Khối đoàn thanh niên.

Đóng góp vào lễ hội còn có lực lượng thể thao thành tích cao với các đại diện tiêu biểu của bộ môn wushu, karate, taekwondo... và các màn trình diễn áo dài truyền thống, áo dài cách tân, đi cà kheo, xiếc tung hứng, biểu diễn xe đạp, trượt patin, ảo thuật đường phố...

Khối Taekwondo.

Khối Wushu.

Màn trình diễn áo dài cách điệu.

Màn trình diễn đi cà kheo. Ngày nay kà kheo thường được sử dụng như một môn thi trong những ngày lễ hội. Người ta dùng 2 cây tre, trên đó cột hai cái khấc cũng bằng tre làm bàn đạp để đứng lên đó đi thay chân. Để đi được trên kà kheo, đòi hỏi người sử dụng phải có một sự khéo léo nhất định.

Khối Carnaval.

Qua các màn trình diễn, những nét văn hóa đặc sắc, được gìn giữ và bảo tồn qua nhiều thế hệ người Hà Nội và làm nên một Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội nghìn năm văn hiến đã có dịp giới thiệu và quảng bá tới du khách.

Lễ hội đã một lần nữa khẳng định Hà Nội là điểm đến xanh, thực sự là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Đây luôn là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế, bởi nơi đây là điểm đến an toàn, thân thiện với môi trường, giàu bản sắc văn hóa. Đây cũng là bước tạo đà để du lịch Thủ đô phát triển lên một tầm cao mới.

Phạm Tùng

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/3000-nghe-si-dieu-hanh-quanh-pho-di-bo-ha-noi-a480441.html