30 năm tham chiến Afghanistan: Nga đưa quan điểm hoàn toàn mới

Thứ Tư tuần trước, phiên điều trần hướng tới kỷ niệm 30 năm quân đội Liên Xô rút khỏi Afghanistan đã được tổ chức tại Duma Quốc gia Nga.

Thượng tướng Vladimir Anatolyevich Shamanov

Người khởi xướng sự kiện này là Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma, Anh hùng Liên bang Nga, Thượng tướng Vladimir Anatolyevich Shamanov.

Bcmànchephủnhng điubí mt

Buổi điều trần này tại Duma là một sự kiện mang tính bước ngoặt, phản ánh những thay đổi trong các đánh giá việc quân đội Liên Xô tham dự vào cuộc xung đột quân sự tại Cộng hòa Dân chủ Afghanistan.

Thượng nghị sĩ Franz Klintsevich, trong khi phát biểu tại buổi điều trần, đã nêu ý kiến cho rằng, bản thân ông trước đây đã không thể thu xếp để có thể tổ chức các phiên điều trần như vậy tại Duma trong các dịp kỷ niệm 20 năm hoặc 25 năm quân đội Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan.

Hơn nữa, vào tháng 12 năm 2014, Frants Klintsevich đã từng có ý kiến xem xét lại Quyết định của Đại hội Đại biểu Nhân dân Liên Xô lên án việc đưa quân đội Liên Xô vào Afghanistan, song ông đã không nhận được sự hưởng ứng từ các đại biểu Duma.

Tại phiên điều trần lần này, nhiều vấn đề đã được xem xét. Người ta đã thảo luận về việc tăng trợ cấp xã hội cho các cựu chiến binh trong chiến tranh ở Afghanistan, cho các cán bộ dân sự, thân nhân gia đình liệt sỹ, xem xét đến khả năng áp dụng các ưu đãi xã hội bổ sung.

Đánh giá lại nội dung về cuộc chiến tranh Afghanistan từ năm 1979-1989 đã được trình bày trong sách giáo khoa môn lịch sử ở trường phổ thông, v.v

Tuy nhiên, điểm mấu chốt của phiên điều trần là cuộc thảo luận về vai trò của các lực lượng vũ trang Liên Xô trong việc đảm bảo an ninh cho Cộng hòa Dân chủ Afghanistan, cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và chính trị của Afghanistan.

Những người tham gia trong phiên điều trần đề nghị Duma Quốc gia Nga thông qua một nghị quyết đặc biệt nhân kỷ niệm 30 năm rút quân khỏi Afghanistan, đưa ra những "đánh giá chính trị khách quan về sự hiện diện và rút quân đội Liên Xô khỏi Cộng hòa Dân chủ Afghanistan"

Đại hội Đại biểu Nhân dân Liên Xô lần thứ 2 vào tháng 12/1989 đã tạo ra một vết nhơ về cuộc chiến Afghanistan.

Dưới ảnh hưởng của các "lực lượng dân chủ", Đại hội này đã thông qua một Nghị quyết trong đó nêu rõ: Quyết định của Bộ Chính trị BCHTƯ ĐCSLX về việc đưa quân đội Liên Xô vào Afghanistan là việc làm "đáng lên án về chính trị lẫn đạo đức".

Phải thừa nhận rằng, ở Liên Xô, cuộc chiến tranh ở Afghanistan là cuộc chiến không được lòng dân. Trước hết, bởi vì lần đầu tiên sau Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, đất nước Liên Xô lại bước vào một cuộc xung đột quân sự với những thương vong nặng nề. Theo con số thống kê, có 15.031 người chết ở Afghanistan.

Những mất mát đó chỉ được công nhận bán hợp pháp. Cho đến năm 1987, những cỗ quan tài kẽm chứa thi hài binh lính đã được chôn cất mà không có nghi thức quân sự, và trên các bia mộ không ghi rõ rằng những người lính này đã hy sinh ở Afghanistan.

Không chỉ những tổn thất bị bỏ qua, mà mục đích thực sự của việc đưa quân đội Liên Xô vào Afghanistan cũng không được nhắc tới.

Trong con mắt của những người dân bình thường, cụm từ "hỗ trợ quốc tế" không thể biện minh cho sự can thiệp của Liên Xô vào cuộc xung đột nội bộ đẫm máu của nước láng giềng.

Hình ảnh minh họa

Thái độ này gần như không thay đổi, ngay cả khi trên các phương tiện truyền thông của Liên Xô thời bấy giờ đã xuất hiện những phân tích chi tiết về các mối đe dọa chiến lược thực sự và tiềm năng ảnh hưởng đến Liên Xô bởi cuộc xung đột vũ trang trong nội bộ Afghanistan.

Mọi người vẫn luôn có cảm giác dai dẳng về việc Liên Xô đã tham gia vào cuộc chiến này một cách bất hợp lý và day dứt vì những tổn thất bất công mà nhân dân phải hứng chịu.

Vào đầu Đại hội Đại biểu Nhân dân lần thứ 2, bức tranh về cuộc chiến Afghanistan cuối cùng đã được làm sáng tỏ. Quân đội Liên Xô đã rút khỏi Afghanistan. Sự thật về lòng dũng cảm và sự cống hiến tuyệt vời, tình bạn trong chiến đấu của những người lính Xô Viết được người ta biết đến một cách rộng rãi.

Nhiều người đã thấy rõ ràng hơn một điều: người ta chỉ có thể chiến đấu như vậy vì tổ quốc mình.

Dường như mọi người bắt đầu nhận thức một cách tích cực hơn về sự tham gia của những người lính Xô Viết trong cuộc xung đột Afghanistan. Nhưng cũng chính tại nơi đây, các thế lực chính trị đã can thiệp vào.

Các nhà lãnh đạo mới của ĐCSLX đã cố gắng tách ra khỏi kỷ nguyên Brezhnev, và quyết định của Bộ Chính trị nhằm triển khai quân đội ở Afghanistan là hoàn toàn phù hợp cho họ trong việc này.

Thế là, Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Nhân dân đã ra đời, lên án cuộc chiến tranh Afghanistan là một sai lầm chính trị của các nhà lãnh đạo Liên Xô trong một thời gian dài.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/30-nam-tham-chien-afghanistan-nga-dua-quan-diem-hoan-toan-moi-3370100/