3 vị trí cơ thể 'bốc mùi' khó chịu nghĩa là ruột đang 'kêu cứu', đi khám ngay trước khi ung thư hình thành

Y học Trung Quốc ví ruột như là 'bộ não thứ hai' của cơ thể. Khi ruột gặp vấn đề thì các bộ phận khác của cơ thể cũng không thể khỏe mạnh.

Mỗi khi muốn cải thiện sức khỏe, mọi người thường quan tâm đến tim, não, gan, thận, phổi... mà ít có ai để ý đến sức khỏe của đường ruột . Trên thực tế, đường ruột là một trong những bộ phận quan trọng bậc nhất của cơ thể, nó giúp cung cấp dinh dưỡng để sản xuất năng lượng, phát triển và sửa chữa tế bào.

Y học Trung Quốc ví ruột như là "bộ não thứ hai" của cơ thể. Khi ruột gặp vấn đề thì các bộ phận khác của cơ thể cũng không thể khỏe mạnh. Chúng ta nên theo dõi sức khỏe của đường ruột mọi lúc, nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường thì phải đến thăm khám bác sĩ ngay trước khi tế bào ung thư kịp thời phát triển.

Khi ruột gặp vấn đề, 3 vị trí sau sẽ "bốc mùi" khó chịu:

1. Phân có mùi lạ

Người khỏe mạnh thường có thói quen đại tiện 1-2 lần mỗi ngày và có mùi phân không quá khó chịu. Tuy nhiên nếu mùi phân của bạn đột ngột thay đổi, chẳng hạn như mùi chua khó chịu thì có thể đó là dấu hiệu đường ruột gặp vấn đề.

Cụ thể:

- Mùi chua: Tình trạng này chủ yếu liên quan đến chứng khó tiêu, gây ra bởi thức ăn ở trong ruột trong một thời gian dài.

- Mùi axit kèm theo tiêu chảy hoặc phân loãng: Đường tiêu hóa của bạn đang có vấn đề, chẳng hạn như viêm dạ dày ruột cấp tính.

- Mùi tanh: Nếu phân màu đen kèm theo mùi tanh thường liên quan nhiều đến tình trạng nhiễm khuẩn hoặc rối loạn hấp thu của đường tiêu hóa hoặc là dấu hiệu của tình trạng ngộ độc thực phẩm.

- Mùi lạ khó xác định: Hãy kiểm tra xem đường ruột có bị xuất huyết hay không, cũng có thể bạn đã bị viêm ruột.

2. Xì hơi có mùi lạ

Xì hơi là một hiện tượng sinh lý bình thường. Hơi xì ra là một loại khí làm từ hydro, oxy, carbon dioxide, nito, đôi khi là metan, chúng đều không có mùi. Xì hơi có liên quan mật thiết tới thói quen ăn uống và điều kiện thể chất. Nếu bạn có thói quen ăn uống tốt, nhai chậm trong khi ăn, bạn sẽ nhận thấy mỗi khi xì hơi không có mùi và cũng không phát ra tiếng.

Thông qua một số kiểu xì hơi phổ biến sau đây, bạn có thể tự nhận biết được tình hình sức khỏe bản thân hiện tại như thế nào:

- Mùi trứng thối: Nếu bạn xì hơi có mùi trứng thối thì chủ yếu là do quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể gặp vấn đề, điều này cho thấy có vấn đề với sức khỏe đường ruột.

- Mùi hôi: Ngoài mùi xì hơi thối, nếu đi kèm với triệu chứng như đầy hơi, mệt mỏi, buồn nôn, sụt cân đột ngột, chảy máu hậu môn thì đây là dấu hiệu của vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức. Thậm chí, khi một khối u ác tính hình thành trong ruột cũng có thể là nguyên nhân khiến xì hơi có mùi khó chịu.

3. Hôi miệng

Ai trong chúng ta cũng đều biết nên đánh răng 2 lần/ngày vì đó là cách tốt nhất để loại bỏ mảng bám, chất nhầy và vi khuẩn gây sâu răng và hôi miệng. Tuy nhiên, dù đã vệ sinh răng miệng đầy đủ nhưng miệng vẫn có mùi hôi thì không loại trừ khả năng chức năng đường tiêu hóa của bạn đã có vấn đề.

Điều này chủ yếu sự tích tụ thức ăn đã tiêu hóa trong dạ dày và đường ruột và sự phân hủy tạo ra các loại khí có mùi như amoniac hydro sunfua, sau đó chúng ta thở ra từ miệng để tạo thành mùi hôi. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của tình trạng này là miệng hôi kèm với vị chua, thường xuyên có cảm giác đầy bụng , có thể ợ ra vị chua, lưỡi chua, đại tiện phân mỏng màu vàng...

Khi có hiện tượng này, bạn nên chú ý đặc biệt hơn đến vấn đề tiêu hóa của mình. Nếu như thường xuyên bị tiêu hóa kém, thức ăn lưu lại trong đường ruột quá lâu, bạn nên chú ý đến nguyên nhân lá lách dạ dày suy nhược.

Theo Nhịp sống Việt

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/song-khoe/3-vi-tri-co-the-boc-mui-kho-chiu-nghia-la-ruot-dang-keu-cuu-di-kham-ngay-truoc-khi-ung-thu-hinh-thanh-20200517081412292.htm