3 nguyên tắc 'bất di bất dịch' của phụ nữ thông minh

Một người phụ nữ có được sống bình an, hạnh phúc hay không đều dựa vào 3 nguyên tắc này.

Thế nào là "3 không quản, 4 không hỏi, 5 không giúp"? Cùng tìm hiểu về 3 nguyêntắc giúp phụ nữ sống thanh thản và hạnh phúc hơn ở dưới đây:

3 không quản

1. Không quản chuyện bao đồng

Làm người cần biết mình là ai, hoàn cảnh của mình là gì và lúc nào thì nên dừng lại. Không quản không có nghĩa là bo bo giữ mình, cái gì cũng không dám nói. Không quản ở đây là không lo chuyện bao đồng, cư xử có chừng mực trước mặt mọi người. Cuộc sống của người khác không phải là thứ bạn có thể "chỉ tay năm ngón", vậy nên dù có là người thân trong gia đình, cũng hãy cho nhau một không gian riêng tư để tạo sự hòa hợp, thoải mái, càng đừng nói đến chuyện của người không phải máu mủ ruột thịt, bởi suy cho cùng, họ cũng có quan điểm riêng, ý kiến của bạn chỉ mang tính tham khảo chứ không phải mệnh lệnh để họ tuân theo.

Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

2. Không quản chuyện tình cảm người khác

Nhiều người có thói quen mai mối, bởi cảm thấy người này tốt, người kia thích hợp với ai đó xung quanh bạn. Thế nhưng đây lại là tối kỵ trong quan hệ bạn bè. Bởi tình cảm là thứ rất khó chi phối, bạn cảm thấy hợp không có nghĩa họ thực sự sẽ hợp nhau. Làm người ở giữa chuyện tình cảm của người khác là điều rất khó. Họ có thể nay chia tay, mai làm hòa, bạn khuyên chia tay hay khuyên hòa hảo thì cũng đều là bạn không phải. Vậy tốt nhất là không nên tham dự cho nhẹ thân.

Ảnh: Internet

3. Không quản việc nhà người khác

Cổ ngữ có câu "thanh quan cũng không giải quyết được việc nhà", ý chỉ, cho dù có là vị quan thanh liêm, tài giỏi tới đâu cũng không thể giải quyết nổi chuyện gia đình. Răng với lưỡi còn đôi khi cắn phải nhau, người một nhà sao tránh được đôi lúc đụng chạm, những chuyện tế nhị như vậy, người trong nhà họ còn chưa chắc tự giải quyết được với nhau, bạn là ai mà có thể tham gia vào?

Ảnh: Internet

4 không nói

1. Không nói điều xấu

Sống trên đời, trước khi tu tâm thì nên tu lấy cái miệng bởi khẩu đức cũng quan trọng không kém tâm đức, trí đức trong mỗi con người. Trước khi mở miệng nói nên trải qua suy nghĩ, đừng đem lời nói làm như vũ khí, chăm chăm tấn công người khác, nên giữ cho mình chút khẩu đức.

Con người sống trên đời, quý nhất hai chữ "tôn trọng", người ta ai cũng có thể diện, tôn nghiêm, đừng cố hạ thấp người khác để nâng mình lên hoặc chỉ đơn giản là để thỏa mãn cái tôi cá nhân của mình. Càng đừng nói xấu sau lưng người khác, bởi chính bạn cũng chẳng hoàn hảo đến mức ai nấy đều yêu quý, hết lời khen ngợi.

Ảnh: Internet

2. Không nói lời ngông cuồng

Trên đời này, núi này cao còn có núi khác cao hơn, người tài giỏi còn có người giỏi hơn. Thế giới bao la rộng lớn, bạn vĩnh viễn không phải là cái rốn duy nhất của vũ trụ này. Vì vậy, có thể tự hào nhưng đừng tự mãn, có thể tự tin nhưng đừng nói điều ngông cuồng. Thói ngạo mạn chỉ khiến bạn trở thành con ếch ngồi trong đáy giếng, chứ không thể khiến bạn thoát ra khỏi cái tôi mà nhìn thấy trời đất bao la được.

3. Không nói lời thở than

Cuộc sống chưa bao giờ là dễ dàng với bất cứ ai, người nghèo có nỗi khổ của cái nghèo, người giàu có u sầu của sự giàu có. Ca thán, thở than không giúp mọi việc thuận lợi hơn, khó khăn biến mất mà chỉ khiến bạn càng mất tinh thần, lan truyền những năng lượng tiêu cực tới mọi người.

Thay vì ca thán, hãy tìm ra lý do, thay vì than thở, hãy nỗ lực tiến tới.

4. Không nói lời vô nghĩa

Người nói nhiều nhưng nói tào lao, nói không đúng trọng điểm, có mấy người sẽ nghe theo. "Miệng vàng lời ngọc" mới là thứ chúng ta nên học. Lời nói chỉ có giá trị và sức nặng làm thay đổi suy nghĩ, cái nhìn của người khác khi bạn nói đúng, nói thuyết phục chứ không phải bạn nói nhiều, nói cho người khác xây xẩm mặt mày là hay. Lời ít ý nhiều mới là cảnh giới cao nhất.

5 không giúp

1. Không giúp việc quá sức mình

Sức lực nhỏ bé đừng cố làm điều lớn, lời nói "nhẹ cân" đừng đem đi khuyên bảo người khác. Tấm lòng giúp đỡ người khác là tốt, nhưng nên biết tự lượng sức mình, đừng để việc tốt không làm được, trái lại hại người tự hại cả mình.

2. Không giúp việc vượt quá ranh giới

Giữa người với người, dù là người thân thiết nhất cũng luôn có một giới hạn không nên vượt qua, hãy biết mình là ai, tuân thủ bổn phận và trách nhiệm của bản thân trước việc riêng tư của người khác. Những sự giúp đỡ vượt quá ranh giới giữa hai người có thể không mang lại lòng biết ơn mà chỉ mang tới oán hận, cuối cùng lại thành lo chuyện bao đồng.

3. Không giúp người không biết cảm ơn

Kẻ vô ơn là kẻ nên tránh xa, giữa con người với nhau, bạn giúp đỡ người khác, đó là tình nghĩa, không giúp đỡ cũng là chuyện thường tình. Nếu là người hiểu lý lẽ, họ sẽ thông cảm cho bạn nhưng nếu gặp kẻ vô ơn, sự giúp đỡ của bạn đôi khichỉ mang lại sự ghét bỏ, oán hận. "Thăng thước ân, đấu thước cừu" - 1 bát gạo ân đổi lấy một thúng oán hận chính là chỉ những kẻ như vậy.

4. Không giúp người nghèo vật chất nghèo cả chí tiến thủ

Người ta vẫn nói "tiễn Phật tiễn tới Tây Thiên", thế nhưng với những người nghèo về ý chí thì đừng bao giờ đưa tay với họ. Bởi bạn có thể cứu họ lúc hoạn nạn, khó khăn chứ không thể ở bên đưa tay nâng đỡ họ cả đời được. Hãy nhớ, chỉ giúp người khó không giúp người lười, giúp người cầu tiến không giúp người nghèo.

5. Không giúp việc trái luân thường đạo đức

Là con người phải có giới hạn đạo đức, dù là muốn hành thiện giúp người cũng phải có giới hạn, biết cái gì nên giúp cái gì không, việc gì nên hỗ trợ việc gì nên khuyên ngăn, gạt bỏ.

Theo CTV Trần Ngân/VOV

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/3-nguyen-tac-bat-di-bat-dich-cua-phu-nu-thong-minh/20210314020840688