3 hình thức dạy STEM ở bậc trung học

Bộ GD&ĐT vừa có công văn hướng dẫn một số nội dung thực hiện giáo dục STEM và tổ chức, quản lý hoạt động này trong trường trung học.

STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Những kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.

Mục đích của Bộ GD&ĐT là nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa của giáo dục STEM; thống nhất nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức thực hiện giáo dục STEM trong nhà trường.

Học sinh học theo phương pháp STEM.

Từ đó, tăng cường áp dụng giáo dục STEM trong bậc trung học nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông mới. Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí và giáo viên về việc tổ chức, quản lý, xây dựng và thực hiện dạy học theo phương thức giáo dục STEM.

Theo Bộ GD&ĐT, tùy vào đặc thù từng môn học và điều kiện cơ sở vật chất, các trường có thể áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức giáo dục STEM như sau:

Dạy học các môn khoa học theo bài học STEM: Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường trung học. Giáo viên thiết kế các bài học STEM để triển khai trong quá trình dạy học các môn học thuộc chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận tích hợp nội môn hoặc tích hợp liên môn.

Học sinh thực hiện bài học STEM được chủ động nghiên cứu SGK, tài liệu học tập để tiếp nhận và vận dụng kiến thức.

K.VÂN

Nguồn Dân Sinh: http://baodansinh.vn/3-hinh-thuc-day-stem-o-bac-trung-hoc-20200816091045506.htm