3 chiếc giường đo hạnh phúc của một cuộc hôn nhân

Đôi khi, chỉ 1 chi tiết nhỏ có thể thấy được sự thành công hay thất bại của một mối quan hệ và hôn nhân có tốt đẹp hay không chỉ cần nhìn vào 3 'chiếc giường' này.

3 chiếc giường đo hạnh phúc của một cuộc hôn nhân

Cách đây một thời gian, một người bạn tốt của tôi đã ly hôn. Cô và chồng cũ là bạn học thời đại học, lúc yêu nhau gần như không thể tách rời, tôi không ngờ rằng họ đã ra ở riêng 1 năm trước khi ly hôn.

Họ không cãi vã, không có tranh chấp tài chính và không có mâu thuẫn gia đình. Mỗi người có một nhịp sống riêng, họ đã quen thuộc với điều đó. Từ từ, cả hai dần trở thành người xa lạ.

Đôi khi, chỉ 1 chi tiết nhỏ có thể thấy được sự thành công hay thất bại của một mối quan hệ và hôn nhân có tốt đẹp hay không chỉ cần nhìn vào 3 “chiếc giường” này.

Chiếc giường của tình yêu

Một số người nói rằng bạn nên đến phòng sinh trước khi kết hôn, đó là nơi chỉ rõ thế nào là hôn nhân hạnh phúc. Bạn sẽ thấy mặt ngọt ngào của hôn nhân, cũng có thể thấy mặt xấu xa của bản chất con người.

Xiao Rui quyết định ly hôn với chồng sau khi sinh con. Hai ngày trước khi sinh, cô đau bụng liên tục, thể lực yếu nên nguy cơ sinh non rất cao.

Không thể chịu đựng được đau đớn, Xiao Rui đã yêu cầu chồng đồng ý cho cô sinh mổ, nhưng chỉ đổi lại sự thiếu kiên nhẫn của anh: “Những người khác có thể sinh thường được, sao em phải sợ?”.

Vợ năn nỉ nhiều lần không được, cuối cùng anh ta phát cáu: “Em có biết chi phí một ca sinh mổ tốn kém lắm không, anh lo sao được”.

Hóa ra là sợ tốn tiền, Xiao Rui hoàn toàn thất vọng.

Trước sự van nài của mẹ đẻ, Xiao Rui đã được đẩy vào phòng sinh mổ.

Nếu một người thực sự yêu bạn, vào thời khắc bạn sinh nở, anh ta sẽ chịu đựng mọi khó khăn vì bạn.

Người sẵn sàng đồng hành, chăm sóc, nắm chặt tay bạn trước khi lên giường sinh mới là người đáng trân quý.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chiếc giường của bệnh tật

Một người đàn ông 90 tuổi là một cựu chiến binh, bác sĩ nhãn khoa đã nghỉ hưu.

12 năm trước, vợ ông bị tai nạn trở thành người thực vật. Biến cố đột ngột khiến ông vô cùng đau lòng nhưng chưa bao giờ ông từ bỏ vợ.

Mỗi ngày trong suốt 12 năm, anh đều đến giường bệnh, chuẩn bị cho vợ 3 bữa một ngày, vuốt tóc và hát cho vợ nghe, kể những công việc hàng ngày của mình.

Dù không được đáp lại nhưng ông vẫn thích được kề tai vào tai vợ thủ thỉ tâm tình. Đôi khi khóe miệng vợ khẽ nhúc nhích, những cử động nhỏ như vậy luôn khiến ông thích thú, tình trạng của vợ được cải thiện chính là kỳ vọng lớn nhất của ông.

Những lời thề thốt trong tình yêu có ở khắp mọi nơi, và điều thực sự có giá trị là dùng phần đời còn lại của mình để thực hiện lời hứa ban đầu.

Dù già, dù nghèo, dù ốm đau, vợ chồng nên chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với nhau.

Ảnh minh họa.

Chiếc giường của con cái

Trong cuộc sống vợ chồng, việc sinh con giống như một bước ngoặt của hôn nhân.

Khi thế giới hai người trở thành một gia đình ba người, một chiếc cũi có thể trở thành biểu tượng của tình yêu và hôn nhân.

Tôi từng đọc được tâm sự của một bà mẹ bỉm sữa trên mạng xã hội. Cô kể, mình vừa mới sinh con, vì bé quấy khóc nhiều đêm nên vài ngày sau chồng dọn ra phòng trọ một mình. Có lần hai vợ chồng cãi nhau, người vợ hỏi: "Anh định trốn ở đó suốt đời à?" Không ngờ, người chồng đáp: "Không phải em đang nghỉ sinh hay sao? Dù sao anh cũng chẳng giúp được gì, sao cứ phải cần tới anh. Em ích kỷ vậy?" Người vợ nghe xong không nói nên lời.

Một người không thể chịu đựng được tiếng khóc của trẻ thơ, làm sao có thể vượt qua chông gai, chịu mưa gió cùng bạn những ngày tháng sau này?

Ảnh minh họa.

Sau khi có con, một số người sẽ rơi vào tình trạng tuyệt vọng bởi sự thờ ơ của nửa kia, họ không thông cảm được cho sự vất vả của đối phương, không muốn cùng bạn đời trưởng thành trong sự vấp ngã để có một cuộc hôn nhân ngọt ngào đúng nghĩa. Xa rời chiếc nôi cũng chính là bạn đang xa rời chính cuộc hôn nhân của mình.

Hôn nhân đòi hỏi sự gần gũi cả về thể xác lẫn tinh thần, nếu không có một trong hai thì khó mà duy trì được. Hai người rất khác nhau, nói chuyện cùng nhau đã khó thì nghĩ gì đến việc chung sống. Khoảng cách xa nhất trên thế giới chính là sống cùng một nhà nhưng không có gì để nói với nhau.

Nhiều người mải miết đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Làm thế nào để có hôn nhân hạnh phúc”. Tôi nghĩ rằng không có câu trả lời chung cho câu hỏi này.

Nếu hai người yêu nhau thì có một tiêu chuẩn vẫn được giữ nguyên, nếu gặp một người thích trò chuyện, thích gần gũi bạn, người có thể cười cùng bạn dưới lớp chăn, người có thể giúp bạn lau khô nước mắt thì hãy trân trọng người đó.

T. Linh

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhonline.vn/3-chiec-giuong-do-hanh-phuc-cua-mot-cuoc-hon-nhan-d167390.html