3 bài thuốc dân gian trị chân tay miệng ở trẻ

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây thì bạn cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để chữa trị chân tay miệng cho trẻ.

Bệnh tay chân miệng thường không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và hầu hết trẻ bị bệnh đều sẽ tự hồi phục sau 7 - 10 ngày được điều trị đúng cách. Ngược lại, trẻ bị chân tay miệng vẫn có thể bị một số biến chứng sang viêm màng não virus với các dấu hiệu như: Sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng. Thậm chí, bệnh còn có thể gây bệnh bại liệt như tê liệt hoặc viêm não, thậm chí gây tử vong.

Tay chân miệng là một căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và có khả năng tạo thành dịch lớn đồng thời gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa: Internet

Khi bị chân tay miệng, trẻ sẽ có những biểu hiện điển hình như: Hay quấy khóc, biếng ăn, nôn ói, sốt cao, loét miệng, bóng nước vùng hông và gối với những hồng ban. Do đó, để nhanh chóng ngăn cản tình trạng bệnh gây nguy hiểm cho bé, bạn có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian kết hợp cùng phương pháp điều trị của bác sĩ để chữa chân tay miệng cho trẻ.

Chanh muối

Chanh muối có tác dụng tăng sức đề kháng và hỗ trợ diệt virus chân tay miệng. Ảnh minh họa: Internet

Trong Đông y, chanh muối là loại thảo dược giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ tiêu diệt virus gây bệnh chân tay miệng. Tuy nhiên, chanh muối lại có vị hơi đắng nên bạn có thể pha thêm một chút mật ong và nước để bé uống một cách dễ dàng và thoải mái hơn. Lưu ý, bài thuốc này chỉ nên dùng cho trẻ chưa bị loét niêm mạc miệng và không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Bạc hà

Bạc hà giúp chữa các vết lở loét ở trẻ bị chân tay miệng rất hiệu quả. Ảnh minh họa: Internet

Là loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm và diệt khuẩn, bạc hà có tác dụng chữa mụn nhọt, lở loét rất hiệu quả. Theo đó, bạn có thể đun 1 nắm nhỏ bạc hà với 1 lít nước sau khoảng 15 phút thì gạn lấy nước cho trẻ bị chân tay miệng uống. Cứ uống hỗn hợp này khoảng 2 ly mỗi ngày, bạn có thể sẽ thấy tình trạng bệnh của trẻ được cải thiện.

Tỏi

Tỏi luôn là loại thực phẩm tốt cho cơ thể và hỗ trợ điều trị khá nhiều bệnh lý, trong đó có chân tay miệng. Ảnh minh họa: Internet

Tỏi là loại gia vị có tác dụng kháng vi khuẩn, virus ngăn ngừa nhiễm trùng ở các vết lở loét. Theo đó, bạn đập hoặc băm nhỏ tỏi để chế biến thành các món ăn hàng ngày cho trẻ bị chân tay miệng. Bên cạnh đó, nên hạn chế cho con ăn những thực phẩm có mùi tanh như: Tôm, cua, cá, mực bởi chúng có thể gây ngứa ở các vết loét.

Lưu ý, khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh chân tay miệng ở trẻ, bạn nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và điều trị đúng cách nhất. Tuyệt đối không tự điều trị bệnh cho bé tại nhà cũng như tự ý cho trẻ sử dụng thuốc bừa bãi.

Bảo Bình (TH)

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/3-bai-thuoc-dan-gian-tri-chan-tay-mieng-o-tre-c21a298782.html