26,3% trẻ thành niên bị trầm cảm: 7 dấu hiệu cha mẹ tuyệt đối không được bỏ qua

Trầm cảm là vấn đề hay gặp và phổ biến trong giai đoạn vị thành niên. Theo số liệu của một số nghiên cứu tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%.

Trầm cảm là vấn đề hay gặp và phổ biến trong giai đoạn vị thành niên. Theo số liệu của một số nghiên cứu tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%. Yếu tố gia đình, các sự kiện xảy ra trong cuộc sống, yếu tố cá nhân được coi là một trong những yếu tố có tác động đến trầm cảm vị thành niên.

Điều đáng nói là số lượng du học sinh trầm cảm được thăm khám và điều trị khá nhiều. Nhiều bạn trẻ vốn sắc sảo, học giỏi nhưng chỉ sau thời gian ngắn đi du học, lại sống co cụm, không thế hòa nhập với môi trường mới.

Theo các bác sĩ, bệnh tâm lý, trầm cảm có những dấu hiệu âm thầm nhưng diễn biến thường khá nhanh. Do đó, nhiều cha mẹ không kịp thời để ý. Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo các dấu hiệu trẻ có khả năng bị trầm cảm.

Không quan tâm tới các hoạt động yêu thích

Đây là dấu hiệu báo động đầu tiên cho thấy trẻ có những thay đổi về tâm trạng.

 Không quan tâm tới các hoạt động yêu thích là một trong những dấu hiệu trầm cảm ở trẻ. Ảnh minh họa

Không quan tâm tới các hoạt động yêu thích là một trong những dấu hiệu trầm cảm ở trẻ. Ảnh minh họa

Rối loạn giấc ngủ

Ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều có thể là dấu hiệu trầm cảm ở tuổi vị thành niên. Yếu tố khác phụ huynh nên nhận thấy cùng với những thay đổi mô hình giấc ngủ là trẻ có thể làm trái với những hoạt động thường ngày của mình.

Thiếu tương tác xã hội

Nếu trẻ vốn thân thiện, vui vẻ và hướng ngoại bỗng thu mình dưới một lớp vỏ, đó có thể là dấu hiệu trẻ đang phải chịu đựng trầm cảm.

Nói về tự hại bản thân mình

Một đứa trẻ khỏe mạnh và tâm lý ổn định sẽ không nói về tự hại bản thân mình. Nhưng nếu trẻ bắt đầu trở nên quá tò mò về tự hại bản thân mình như tự sát, bắt đầu tìm kiếm các chủ đề, bài báo về vấn đề đó. Bạn không nên bỏ qua dấu hiệu này. Hãy nói chuyện với con bạn về lý do tìm kiếm thông tin liên quan đến những nội dung đó và cần phải nhờ chuyên gia tư vấn về điều này.

Thay đổi thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống có liên quan nhiều đến trạng thái tâm lý của bạn. Điều này cũng đúng với trẻ vị thành niên. Vì vậy, nếu con bạn ăn quá nhiều hoặc quá ít, bạn nên chú ý. Thay đổi thói quen ăn uống có thể do con bạn có những thay đổi tâm trạng mà bạn cần lưu tâm.

Quá nhạy cảm

Trẻ vị thành niên bị trầm cảm thường có tâm trạng quá nhạy cảm. Điều này thể hiện khi hội thoại cùng cha mẹ, ở những câu nói mang tính hờn dỗi như “bố mẹ không yêu con”, “bố mẹ không có thời gian dành cho con”. Đây có thể là một dấu hiệu đáng báo động.

Thay đổi tâm trạng

Khó chịu, buồn bã, hiếu động, cô đơn, hạnh phúc thái quá là một số cảm xúc trẻ sẽ phải đối mặt khi bị trầm cảm.

Hòa Lê (T/h)

Hòa Lê

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/263-tre-thanh-nien-bi-tram-cam-7-dau-hieu-cha-me-tuyet-doi-khong-duoc-bo-qua-d158968.html