25 năm Việt Nam tham gia ASEAN: Dấu ấn trên con đường hội nhập

Năm 2020 đánh dấu mốc 25 năm Việt Nam gia nhập Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - một chặng đường lịch sử trên con đường hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Từ một nước không phải lúc nào cũng có mối quan hệ dễ dàng với các thành viên ASEAN ban đầu, nhưng những thay đổi cơ bản trong bối cảnh địa chính trị quốc tế vào những năm 1980, bao gồm cả công cuộc cải cách đổi mới ở Việt Nam, cuối cùng đã dẫn đến Hiệp định Paris năm 1991. Điều đó đã mở đường cho các mối liên hệ rộng rãi giữa Việt Nam và ASEAN. Việt Nam đã ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác năm 1992, đạt được vị thế quan sát viên vào năm 1993 và được chấp nhận là thành viên sáng lập của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) vào năm sau đó.

Lễ Thượng cờ ASEAN

Lễ Thượng cờ ASEAN

25 năm qua, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng, nổi lên như một thành viên thành công và đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế. Ngân hàng Thế giới đã tính toán, từ năm 2002 - 2018, hơn 45 triệu người Việt Nam đã thoát nghèo; tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống dưới 6%; dân số đạt 97 triệu người vào năm 2018 và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu người dân vào năm 2050. Ngày nay, 70% dân số dưới 35 tuổi, với tuổi thọ trung bình 76 tuổi, cao nhất trong số các quốc gia trong khu vực có mức thu nhập tương tự. Tầng lớp trung lưu mới nổi hiện chiếm 13% dân số, dự kiến sẽ đạt 26% vào năm 2026. Đây là những yếu tố mạnh mẽ thúc đẩy Việt Nam hướng tới tăng trưởng cao hơn. Sự phát triển của đất nước rõ ràng đến mức vào đầu năm 2012, các nhà phân tích cho rằng Việt Nam đã sẵn sàng để rời khỏi nhóm CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) để gia nhập nhóm các thành viên phát triển hơn của ASEAN.

Ngân hàng Thế giới đã từng dự đoán thêm, sau khi đạt đỉnh 7,1% vào năm 2018, tăng trưởng GDP thực tế được dự báo giảm nhẹ vào năm 2019, dẫn đến nhu cầu bên ngoài yếu hơn và tiếp tục thắt chặt chính sách tín dụng, tài khóa. Trong khi tăng trưởng GDP thực tế được dự đoán sẽ duy trì mạnh mẽ ở mức khoảng 6,5% vào năm 2020 và 2021, đại dịch Covid - 19 đang làm rung chuyển các nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý, GDP của Việt Nam đã đạt 255 tỷ USD vào năm 2019, đưa Việt Nam trở thành cường quốc kinh tế khu vực. Hơn cả tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu thực phẩm ấn tượng đã khiến Việt Nam trở thành một đối tác lớn trong an ninh lương thực quốc tế và ASEAN. Theo Statista, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới năm 2018 - 2019 sau Ấn Độ và Thái Lan. Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo, tương đương 9% sản lượng toàn cầu, trị giá khoảng 2,2 tỷ USD. Đóng góp của Việt Nam cho an ninh lương thực không giới hạn trong xuất khẩu gạo. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu cá da trơn lớn nhất thế giới. Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, năm 2018, xuất khẩu sản phẩm này đạt mức kỷ lục 2,26 tỷ USD, tăng 26,4% so với năm 2017.

Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 trong bối cảnh diễn ra đại dịch Covid - 19 thảm khốc. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN trực tuyến đặc biệt về ứng phó với đại dịch, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảnh báo, tình hình dịch bệnh đã ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội, thách thức sự ổn định, an ninh xã hội. Việt Nam thông qua Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN đã đề xuất các biện pháp đối phó với đại dịch, xây dựng kho dự trữ y tế khẩn cấp và chia sẻ nguồn lực. Việc kiểm soát dịch Covid - 19 ở Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận là mô hình chi phí thấp thành công.

Ông Trần Việt Thái - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược đối ngoại (Học viện Ngoại giao) - từng nhận định: Đóng góp lớn nhất của Việt Nam cho ASEAN là đưa một khu vực Đông Nam Á bị chia rẽ thành một thực thể thống nhất, giúp khởi động một quá trình mà ASEAN đã đi từ 6 thành viên đến 10 thành viên. Và do đó, không còn sự phân chia các nước trong khu vực. Từ quan điểm của Việt Nam, hội nhập ASEAN đã đánh dấu bước đi đầu tiên cần thiết đối với hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã tiếp tục gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới vào năm 2007, sau đó tăng cường nỗ lực hội nhập bằng cách đàm phán nhiều hiệp định mới và đầy tham vọng, như FTA với Liên minh châu Âu, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực. Là một phần của khu vực ASEAN năng động, Việt Nam gắn liền với hội nhập và phát triển khu vực. Sự gắn bó này còn có ý nghĩa hơn khi ASEAN đã đảm nhận vai trò trung tâm lớn hơn trong quá trình hội nhập kinh tế Đông Á, trong khi các vấn đề an ninh phi truyền thống khác nhau đã xuất hiện phổ biến đối với các nền kinh tế khu vực.

Việc góp phần làm sâu sắc hơn Cộng đồng Kinh tế ASEAN, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống sẽ đòi hỏi Việt Nam phải tăng cường đáng kể năng lực thể chế, tạo thuận lợi thương mại và kết nối. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho sự phát triển của Việt Nam trong mọi khía cạnh kinh tế - xã hội. Thách thức nằm ở chỗ Việt Nam có thể hài hòa hóa hội nhập ASEAN với các con đường hội nhập khác hay không. Ngoài ra, Việt Nam cần khắc phục những điểm hạn chế trong cơ cấu kinh tế - xã hội. Mặt khác, sự chênh lệch kinh tế lớn với các đối tác tiên tiến hơn, đòi hỏi một sự thay đổi thích hợp và dần dần trong cơ cấu kinh tế, để phù hợp với sự phát triển trong cộng đồng kinh tế khu vực.

ASEAN đã đạt được một loạt các cam kết hội nhập khu vực. Trong đó, tiến bộ nhất đã được thực hiện chủ yếu trong tự do hóa thương mại hàng hóa. ASEAN vẫn còn nhiều không gian để thúc đẩy tự do hóa hơn nữa trong các lĩnh vực khác, như đầu tư và thương mại dịch vụ. Những kinh nghiệm của ASEAN trong quá khứ chỉ ra rằng, tăng trưởng kinh tế cao hơn và một nền kinh tế tiên tiến không có nghĩa là tự động đạt được bằng cách có một môi trường kinh doanh tự do hơn. Do đó, những nỗ lực trong tương lai đối với hội nhập ASEAN có thể bị thách thức bởi những bất cập về thể chế, sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia thành viên ASEAN hoặc xuất hiện những vấn đề mới, bao gồm các vấn đề an ninh phi truyền thống.

Hội nhập ASEAN đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Kể từ khi gia nhập ASEAN vào năm 1995, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện các cam kết thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung và Khu vực thương mại tự do ASEAN (CEPT/AFTA); đồng thời ký kết và thực thi các hiệp định thương mại và đầu tư khác nhau. Quan hệ thương mại, đầu tư song phương giữa Việt Nam và ASEAN đã phát triển mạnh mẽ hơn theo thời gian. ASEAN đã chứng tỏ vị trí cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam và Việt Nam cũng đã có những bước tiến bộ trong quá trình hội nhập, để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang cải cách theo định hướng thị trường.

Là quốc gia có trình độ phát triển trung bình, Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với các nền kinh tế tiên tiến hơn cũng như các nước kém tiến bộ hơn trong ASEAN. Do đó, Việt Nam có thể đóng vai trò là cầu nối giữa các quốc gia thành viên mới hơn và cũ hơn trong khu vực. Việc hiện thực hóa tiềm năng hội nhập ASEAN có ý nghĩa hơn nữa chủ yếu dựa vào điều này, và chặng đường 25 năm qua của Việt Nam trong ASEAN sẽ tạo tiền đề quan trọng cho 25 năm tiếp theo và hơn thế nữa.

Duy Hưng

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/25-nam-viet-nam-tham-gia-asean-dau-an-tren-con-duong-hoi-nhap-141256.html