2 kiểu người thường gặp khi nhắn tin điện thoại, bạn thuộc nhóm nào?

Thế giới có hai kiểu người khi nhắn tin: một kiểu sẽ gói gọn tất cả những thông tin trong một tin nhắn dài và một kiểu sẽ 'oanh tạc' hộp tin nhắn của bạn bè. Bạn là kiểu người nào?

Có thể bạn không nhận ra nhưng có 2 kiểu người khi nhắn tin: những người nhắn một đoạn dài với đầy đủ thông tin và những người nhắn thật nhiều tin nhắn chỉ để diễn giải một vấn đề. Cả hai kiểu nhắn tin đều có ưu, khuyết riêng, nhưng trò chuyện với một người có phong cách khác mình thì lại vấp phải nhiều khó khắn.

Niềm vui khi nhắn thật nhiều tin nhắn

Hiển nhiên tôi là một người ưa kiểu nhắn tin thật nhiều hơn. Thật không may cho bạn bè xung quanh vì tôi thích tách nhỏ những câu chuyện thành từng đoạn ngắn. Tôi sẽ gửi hàng loạt các tin nhắn liên tiếp chỉ để tạo tính giật gân, hồi hộp và xây dựng trình tự thời gian cho người nghe. Phải chăng điều đó cũng đồng nghĩa là tôi đang làm mất những chi tiết quan trọng? Hẳn rồi. Nhưng tôi thích đưa mọi người đi theo từng khung bậc cảm xúc mà tôi đã trải qua vào lúc đó.

Với tôi, tin nhắn chính là phương thức kể chuyện tuyệt vời nhất. Không như những đoạn văn dài nhàm chán, những dòng tin nhắn ngắn giúp tôi tạo được những khoảng dừng đầy kịch tính hoặc nhấn mạnh những điểm quan trọng trước khi kể tiếp. Những dòng tin nhắn viết ngẫu nhiên, không chuẩn bị trước làm tôi cảm thấy như thể người nói đang hiện diện trong lúc đó, hơn là những đoạn tin nhắn dài, chi tiết.

Còn kiểu người viết cả đoạn…

Họ không muốn kéo dài những điều vô nghĩa. Dù thích viết theo cấu trúc Kim tự tháp ngược (ưu tiên những thông tin quan trọng và thiết thực hơn), hay chỉ đơn giản là ghét việc nhắn tin và cố gắng hạn chế tiếp xúc với các thiết bị số, những người ưa viết thành từng đoạn đều viết tin nhắn một cách cẩn trọng và súc tích.

Nhìn lại cả hai kiểu nhắn tin trong thực tế

Nếu một người thích viết thành đoạn gặp được một người bạn trong quán cà phê, tôi nghĩ mình sẽ nhận được tin nhắn như thế này:Tin nhắn này rất ngắn gọn, hiệu quả, đúng trọng tâm, trả lời toàn bộ những câu hỏi có thể xảy ra. Nhưng liệu nó có thu hút, sống động bằng những dòng tin nhắn ngắn hay không? Bạn hãy tự mình đánh giá đi nhé!

Ví dụ cho hai kiểu người khi nhắn tin.

Ví dụ cho hai kiểu người khi nhắn tin.

Những người nhắn tin theo từng đoạn sẽ cường điệu hóa câu chuyện và gửi cho bạn một lần tận 6 tin nhắn, nhưng lại kích thích sự tò mò và hứng thú của đối phương.Những đoạn tin nhắn sẽ giúp người đọc tiết kiệm thời gian hơn nhưng mang lại cảm giác trang trọng, có dự tính từ trước. Mặt khác, những dòng tin nhắn ngắn lại tạo được sự tự nhiên và hứng thú cho cuộc trò chuyện.

Thường thì những dòng tin nhắn đều vô hại, nhưng tôi nghĩ việc đợi chờ từng dòng tin nhắn một cũng sẽ gây khó chịu cho người khác.

Bạn thân của tôi, thuộc kiểu người ưa gửi cả đoạn tin nhắn, lúc nào cũng cằn nhằn kiểu nhắn tin của tôi. Mỗi khi “đánh hơi” được rằng tôi sắp tiết lộ thông tin thú vị nào đó, cậu ta lại bảo “Nói thẳng đi”, “Đừng vòng vo tam quốc nữa!”

Không phải lúc nào gửi tin nhắn theo từng dòng cũng thích hợp, kể cả gửi tin nhắn thành đoạn cũng thế. Vì vậy, việc cân nhắc sử dụng từng kiểu cách ứng với mỗi ngữ cảnh là rất quan trọng.

Tùy thời, tùy nơi mà sử dụng

Cách nhắn tin thường ngày của bạn sẽ là cách mà bạn cảm thấy thoải mái nhất khi sử dụng. Ai ghét vẫn sẽ ghét, nhưng có một số ngoại lệ bạn cần phải để ý.

Nếu phong cách của bạn là nghĩ gì viết đấy như tôi, tôi khuyên bạn nên chỉ nên sử dụng với người thân hoặc những người sẵn sàng để bạn “oanh tạc” thông báo của họ. Nhiều tin nhắn thì vui đấy, nhưng lại không chuyên nghiệp bằng những đoạn tin nhắn dài. Vì thế, hãy cân nhắc việc sử dụng đoạn tin nhắn khi giao tiếp với những mối quan hệ đòi hỏi nhiều sự nghiêm túc hơn.

Viết một dãy tin nhắn ngắn cũng sẽ hiệu quả trong những lúc cấp bách. Nhắn từng tin nhắn một với những thông tin quan trọng nhất sẽ tiết kiệm thời gian hơn. Như nhắn tin “Anh đặt lịch hẹn tiêm vắc xin cho em rồi đấy nhé!”, sau đó sẽ kèm theo những thông tin chi tiết sẽ hiệu quả hơn gửi cả một đoạn tin nhắn dài. Những người nhắn tin theo đoạn nên gác sở thích mình sang một bên nếu muốn nhận được thông tin một cách nhanh chóng. Nhưng ngoài việc gây nhàm chán ra thì những đoạn tin nhắn cũng hoàn toàn vô hại.

Nhắn mãi một kiểu cũng gây nhàm chán. Thế nên, nếu bạn là người thích gửi từng dòng tin nhắn một, hãy để cuộc trò chuyện được “nghỉ” và viết tin nhắn thành từng đoạn dài. Còn nếu bạn thường xuyên gửi đi những đoạn tin nhắn thật dài, hãy thử thả lỏng một chút và gửi đi những dòng tin nhắn ngắn nhé!

Thúy Liên

Mashable

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/2-kieu-nguoi-thuong-gap-khi-nhan-tin-post1189720.html