17 năm nhìn lại nền kinh tế Mỹ sau sự kiện 11/9

Ngày 11/9/2001, vụ tấn công khủng bố nhằm vào tòa tháp đôi là trụ sở của hơn 400 doanh nghiệp, trong đó có nhiều công ty tài chính hàng đầu nước Mỹ khiến toàn thế giới bàng hoàng.

Hôm nay, 17 năm xảy ra vụ tấn công khủng bố vào Tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới tại thành phố New York, Mỹ. Tới nay, một trung tâm thương mại thế giới chọc trời mới đã được xây dựng nhưng ở một khu vực khác; còn nơi từng tọa lạc hai Tòa tháp đôi cũ đã trở thành một khu tưởng niệm đặc biệt.

Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất trong lịch sử hiện đại của thế kỷ XXI, khiến gần 3.000 người thiệt mạng, 6.000 người khác bị thương. 17 năm qua, sự kiện 11/9 vẫn là một ký ức kinh hoàng và nỗi đau dai dẳng cho toàn người dân sống trên đất Mỹ.

Vụ tấn công khủng bố đã giáng một đòn rất mạnh vào nền kinh tế Mỹ. Tòa tháp đôi là trụ sở của hơn 400 doanh nghiệp, trong đó có nhiều công ty tài chính hàng đầu nước Mỹ và thế giới.

 Tòa tháp đôi bùng cháy trong sự kiện khủng bố 11/9 (Ảnh: Dailymail)

Tòa tháp đôi bùng cháy trong sự kiện khủng bố 11/9 (Ảnh: Dailymail)

Theo ước tính ban đầu, giá trị hai tòa nhà là 8 tỷ USD đã tan thành mây khói. Không những thế, khi công trình này sập xuống còn gây thiệt hại khoảng 14 tỷ USD cho toàn bộ thành phố New York. Nếu tính tất cả thiệt hại về cơ sở hạ tầng, thiết bị, chi phí chữa trị người bị thương hay mất mát với những người thiệt mạng cũng như khoản tiền cho dọn dẹp và khắc phục hậu quả khác lên tới 58,8 tỷ USD.

Cùng đó, ngân sách dành cho an ninh nội địa của Mỹ cũng tăng vọt. Ngoài ra, vụ khủng bố và các yếu tố khác tạo ra những khoản nợ lớn cũng như lạm phát mạnh ở thị trường nhà ở và bất động sản.

Hệ quả của vụ tấn công là đợt khủng hoảng tài chính cuối năm 2007, đầu năm 2008 khi thị trường nhà ở, ngành ngân hàng và hệ thống tài chính Mỹ đồng loạt sụp đổ.

GDP Mỹ lao dốc một cách không phanh (Ảnh: Zero Hedge)

Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. GDP của nước này đã biến động mạnh.

Vào quý III/2008, tăng trưởng GDP ở mức 3,7%, đến quý IV/2008, con số này tăng lên 8,9% và đến quý I/2009 thì hạ xuống còn 5,3%.

Các chỉ số chứng khoán chủ đạo của Mỹ đã sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1987, thậm chí, chỉ trong một ngày, thị trường chứng khoán Mỹ bị "bốc hơi" tới 1.100 tỷ USD.

Dưới thời tổng thống Obama, nền kinh tế Mỹ vượt qua khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 với sự phục hồi vững chắc. Theo tính toán của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tính đến tháng 4/2016, GDP của Mỹ chiếm khoảng 24,7% GDP toàn cầu.

Năm 2018 đánh dấu 17 năm kể từ khi vụ tấn công khủng bố xảy ra, New York đã mạnh mẽ vươn dậy sau nỗi đau và vẫn là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất không chỉ của Mỹ mà còn của cả thế giới.

Một trung tâm thương mại thế giới chọc trời khác được xây dựng tại thành phố New York (Ảnh: The Hill)

Một trung tâm thương mại thế giới chọc trời mới đã được xây dựng nhưng ở một khu vực khác, còn nơi từng tọa lạc hai tòa tháp đôi cũ đã trở thành một khu tưởng niệm đặc biệt của New York.

Từ Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump công bố tăng trưởng GDP của Mỹ quý II/2018 đạt 4,1%. Sự tăng trưởng này được ông Trump đánh giá là ổn định.

Tổng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng vọt trong quý I/2018

Các tín hiệu hiện tại đều khẳng định đà tăng trưởng vững chắc của nền kinh tế số 1 thế giới sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2018 và sẽ đóng góp chung cho sự tăng trưởng của kinh tế thế giới.

Video: Kịch tính nghẹt thở trên chuyên cơ chở Tổng thống Mỹ thời khắc xảy ra khủng bố 11/9

>>> Đọc thêm: 17 năm sau thảm họa 11/9: Hơn 1.100 nạn nhân vẫn chưa được nhận dạng

Nguồn VTC: https://vtc.vn/17-nam-nhin-lai-nen-kinh-te-my-sau-su-kien-11-9-d425685.html