17 năm lệch pha trong lòng nước Mỹ sau vụ 11/9

17 năm sau sự kiện 11/9, những hiệu ứng tiêu cực vẫn bao trùm nước Mỹ, thể hiện là sự lệch pha giữa đời sống chính trị và đời sống xã hội...

Đã 17 năm trôi qua, khi ký ức về sự kiện khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001 tại New York đã dần nhạt phai trong tâm trí người dân xứ cờ hoa cũng như người dân thế giới, song ảnh hưởng của nó với nước Mỹ thì chưa thể xóa nhòa theo thời gian.

Bởi sự kiện 11/9 là lần thứ hai trong lịch sử nước Mỹ bị tấn công, sau lần thứ nhất là sự kiện Trân Châu cảng ngày 7/12/1941. Nhưng vết đen mà sự kiện 11/9 ghi vào lịch sử nước Mỹ đậm hơn sự kiện bi thảm 70 năm trước, bởi nó diễn ra tại nước Mỹ.

Chính vì vậy, sự kiện 11/9 được xem là cột mốc trong lịch sử của nước Mỹ và cũng là một cột mốc của lịch sử thế giới. Từ sau sự kiện ngày 11/9/2001, chính quyền Mỹ đã có nhiều hành động nhằm giúp cho nước Mỹ an toàn hơn.

Sự kiện khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001 tại nước Mỹ

Sự kiện khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001 tại nước Mỹ

Trong quá xây dựng hàng rào an ninh cho nước Mỹ, Washington đã tiến hành xóa bỏ nhiều thực thể chính trị đối nghịch, sắp đặt nhiều bàn cờ chính trị mới, thiết lập nhiều quan hệ đối tác mới, xây dựng nhiều quan hệ đồng minh mới.

Tuy nhiên, cho đến nay, khi tròn 17 năm sự kiện kinh hoàng ngày 11/9 xảy ra, nước Mỹ lại mất nhiều hơn được. Bởi những nước cờ chính trị mới thì thất bại, đồng minh - đối tác thì ngày càng rời bỏ Washington, còn nước Mỹ thì vẫn không an toàn hơn.

Những nước cờ chính trị của Mỹ đều thất bại

1. Ngày 7/10/2001 - 28 ngày sau sự kiện 11/9 - Tổng thống George W.Bush đã ra lệnh cho quân đội Mỹ tấn công vào Afghanistan, mở màn cho cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế của Mỹ.

Bom đạn Mỹ đã nhanh chóng lật đổ chính quyền Taliban và Washington đã thiết lập một chế độ chính trị thân Mỹ tại Kabul.

Mười năm sau, ngày 2/5/2011, trùm khủng bố Bin Laden - nghi phạm chính trong việc tổ chức vụ 11/9 - cũng bị bắn hạ.

Một tháng sau khi Bin Laden bị tiêu diệt, ngày 22/6/2011 Tổng thống Barak Obama tuyên bố rút dần quân đội Mỹ ra khỏi Afghanistan, đến năm 2014 việc chuyển giao sẽ hoàn thành và người Afghanistan sẽ phải tự đảm đương nhiệm vụ gìn giữ an ninh.

Tuy nhiên, khi Mỹ giảm quân số, thì chính quyền Kabul ngay lập tức mất đất, mất dân, thậm chí còn phải tìm cách thỏa hiệp với Taliban để có thể đảm bảo quyền lực. Hiện nay Taliban đã tái kiểm soát thực tế 1/3 đất nước cờ Afghanistan, theo Reuters.

Tổng thống Trump đã phải có chiến lược mới tại Afghanistan, song chết chóc vẫn diễn ra như cơm bữa tại quốc gia Trung Á này. Người dân xứ A-phú-hãn mất niềm tin vào Mỹ, thậm chí phản đối Washington. Nước cờ Afghanistan coi như thất bại.

2. Ngày 20/3/2003, Tổng thống George W.Bush ra lệnh cho quân đội Mỹ tấn công Iraq vì cho rằng chính quyền Tổng thống Sadam Hussein sở hữu vũ khí giết người hàng loạt, mà có thể đe dọa an ninh của nước Mỹ.

Tổng thống George W.Bush ra lệnh cho quân đội Mỹ tấn công Afghanistan, mở màn cho cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế của Mỹ

Chế độ của Sadam Hussein bị lật đổ nhanh chóng và một thể chế chính trị mới dựa trên thế chân vạc gồm lực lượng chính trị Hồi giáo dòng Shi’ite, lực lượng chính trị Hồi giáo dòng Sunni và lực lượng người Kurd, đã Mỹ được tạo dựng tại Iraq.

Tháng 12/2011, Tổng thống Barak Obama ra lệnh cho quân đội Mỹ triệt thoái khỏi Iraq, vì nhà lãnh đạo Mỹ tin rằng bàn cờ chính trị mới tại Baghdad được bảo trợ bởi lợi ích Mỹ, sức mạnh Mỹ trong 8 năm đã hoàn thiện.

Vâỵnhưng chỉ đến tháng 6/2014 thì chính quyền Baghdad lại đối diện nguy cơ bị lật nhào trước sức tiến như vũ bão của lực lượng IS, buộc Mỹ lại phải ra tay. Điều đó khiến dư luận giật mình về bàn cờ chính trị tệ hại mà Washington tạo ra tại Baghdad.

Không ai có thể nhận ra diện mạo chế độ chính trị mà Washington định hình tại Iraq thời hậu Saddam, trong khi hiện nay các lực lượng chính trị chống Mỹ lại đang làm chủ ván cờ. Như vậy, nước cờ của Mỹ tại Iraq cũng thất bại.

3. Năm 2011, khi xung đột vũ trang giữa lực lượng nổi dậy tại Lybia với chính quyền của Gaddafi diễn ra, quân đội NATO do Mỹ cầm đầu đã không kích lực lượng quân đội của nhà nước Lybia để hỗ trợ lực lượng nổi dậy nhanh chóng tiến về Tripoli.

Và khi Tổng thống Gaddafi bị giết chết vào cuối tháng 10/2011 tại Sirte, thì bàn cờ chính trị mới tại Lybia cũng chính thức được tạo hình. Một chính phủ Lybia thời hậu Gaddafi được thành lập.

Washington đã nhanh chóng kết nối với thực thể chính trị này - dù Lybia còn đang rất hỗn loạn - để thể hiện vai trò đạo diễn cho bàn cờ chinh trị mới tại Lybia. Tuy nhiên, chỉ một năm sau Obama đã phải trả giá cho nước cờ chính trị vội vã của mình.

Đó là Đại sứ Mỹ tại Libya Ohn Christopher Stevens bị giết chết ngày 11/12/2012, khi Lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi, Libya bị tấn công bởi các chiến binh Hồi giáo, theo The Wall Street Journal.

Lực lượng chống Mỹ đang làm chủ bàn cờ chính trị do Washington tạo dựng tại Iraq thời hậu Saddam Hussein

Hiện nay, Libya được kiểm soát bởi hai khối chính trị-quân sự mâu thuẫn, khiến tính thống nhất của Lybia thời hậu Gaddafi không thể được xác lập, nên Mỹ không thể nắm được một cái gì khả dĩ tại Libya hỗn loạn. Nước cờ Lybia thất bại thảm hại.

4. Tháng 9/2014, Tổng thống Obama cho quân đội Mỹ can thiệp vào Syria dưới danh nghĩa tấn công khủng bố, nhưng lại với tư cách khách không mời vì không được sự đồng ý của LHQ và không được sự cho phép của chính quyền Syria.

Trong khi đó một năm sau Nga mới can thiệp vào Syria - tháng 9/2015 - nhưng lại là khách được mời nên Moscow đã nhanh chóng nằm vai trò đạo diễn ván cờ, từ đó buộc Washington phải lấp ló bên cánh gà và ngày càng thất thế.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/17-nam-lech-pha-trong-long-nuoc-my-sau-vu-119-3365287/