144 cá nhân đầu tiên được trao học bổng 'Học không bao giờ cùng'

Chiều nay (14/6), 144 cá nhân là học sinh và người lớn đến từ 20 tỉnh, thành phố phía Bắc đã được trao học bổng 'Học không bao giờ cùng' của Hội Khuyến học Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, lễ trao học bổng ý nghĩa này được tổ chức.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan trao học bổng "Học không bao giờ cùng" cho người lớn.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan trao học bổng "Học không bao giờ cùng" cho người lớn.

Dự buổi lễ có Phó Chủ tịchnước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chỉ tịchnước Phan Thị Kim Oanh; Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiêúniên và nhi đồng Quốc hội Phạm Tất Thắng và đại biểu là đại diện các bộ, banngành trung ương. Về phía trung ương Hội Khuyến học có Chủ tịch Nguyễn Thị Doancùng các Phó Chủ tịch…

Theo GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thưký Hội Khuyến học Việt Nam, trongsố 144 cá nhân được trao học bổng lần này có 98 học sinh và 46 người lớn, vơí133 người dân tộc Kinh và 11 người dân tộc thiểu số.

Trong số 46 người lớn có 29người là nông dân, 3 người là công nhân, 7 người là giáo viên, cán bộ quản lýgiáo dục; còn lại là cán bộ, công chức, viên chức cấp xã.

Trong số 98 học sinh có 20em là học sinh tiểu học, 49 học sinh THCS và 19 học sinh THPT. Có 10 em là họcsinh khuyết tật (7 khiếm thị, 1 khiếm thính và 2 em có tật về phát triển trí tuệ).

Đây là những tấm gương có thành tích học tập xuất sắc của 20 tỉnh, thành phố phía Bắc, từ Lào Cai đến Thanh Hóa, được các Hội Khuyến học địa phương xét chọn theo tiêu chí do Trung ương Hội Khuyến học quy định.

Tuy khác nhau về nghề nghiệp, hoàn cảnh, nhưng 144 cá nhân đều có điểm chung là tích cực học tập, "học trong hoạt động thực tế, học trong sách vở, học trong lao động, học bạn bè và đồng chí, học nhân dân" để vươn lên làm chủ cuộc sống và làm những việc có ích cho xã hội.

Trong những tấm gương này, có các bé khuyết tật, khiếm thị, nhưng vẫn là học sinh chăm ngoan, học giỏi, vượt lên số phận; có những người nông dân, người thợ ngày đêm lao động vất vả nhưng vẫn nêu gương "học hành chăm chỉ"; những cô, chú, anh, chị người dân tộc thiểu số nhưng cũng nhận thức rõ tác dụng của việc học tập, áp dụng tri thức khoa học để trở thành người sản xuất giỏi và nuôi dạy con cái ăn học thành tài…

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Tất Dong trao học bổng cho đối tượng là học sinh.

Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhànước biểu dương và chúc mừng 144 điển hình được vinh danh và trao học bổng, PhóChủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho biết: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luônđề cao vai trò của việc học tập, khuyến học, khuyến tài và coi đó là một trongnhững biện pháp quan trọng để kiến thiết nước nhà.

Chính vì vậy, ngay sau khi nướcViệt Nam Dân chủ cộng hòa vừa mới thành lập, trong khó khăn bộn bề, ngàn cântreo sợi tóc của nhà nước non trẻ, một trong những việc cần làm ngay được Chínhphủ và Bác Hồ ưu tiên đó là phát động phong trào bình dân học vụ để diệt giặc dốt.

Tinh thần ấy cũng được Bácthể hiện sâu sắc trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo đất nước, vàchính Người cũng là tấm gương mẫu mực nhất, cao đẹp nhất về tinh thần học tập,tự học không ngừng, học suốt đời, với mục tiêu cao cả là hết lòng, hết sức phụngsự Tổ quốc, phụng sự nhân dân…

"Tư tưởng "học không bao giờcùng" với ý nghĩa sâu sắc đó của Bác cũng chính là một trong những kim chỉ namquan trọng để Đảng, Nhà nước ta đưa ra nhiều chủ trương, chính sách về khuyến học,khuyến tài.

Đặc biệt, từ sau Đại hội Đảnglần thứ IX, nhân dân ta bắt tay vào sự nghiệp xây dựng xã hội học tập. Đó là xãhội mà trong đó bất cứ người dân nào, từ trẻ đến già, không phân biệt giàunghèo, địa vị xã hội, trình độ nghề nghiệp, thành phần dân tộc và giới tính…,ai cũng phải học và học tập suốt đời theo tinh thần Bác Hồ đã dạy: "học khôngbao giờ cùng, càng học càng tiến bộ, càng tiến bộ lại càng phải thấy học thêm" –Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ trao quà của Bộ GD&ĐT cho các cá nhân được nhận học bổng đến từ 20 tỉnh thành.

Trong công cuộc đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trước đòi hỏi của nên kinh tế tri thức,theo Phó Chủ tịch nước, hơn lúc nào hết, mỗi người chúng ta phải chủ động nângcao nhận thức, trình độ và không gì khác phải học tập, học thường xuyên, họcliên tục, nhất là phải biết tự học ở mọi lúc, mọi nơi để có thể đáp ứng yêu câùcủa một xã hội, một thế giới phát triển nhanh chóng và không ngừng hiện nay.

Sự nghiệp phát triển đất nướctrong giai đoạn Cách mạng 4.0 yêu cầu chúng ta ai cũng phải học, học không ngừng,học suốt đời. Ngày 10/5/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định489/QĐ-TTg về triển khai Kết luận 49-KL/TW của Ban Bí thư về xây dựng xã hội họctập, trong đó có nội dung quan trọng: "Xây dựng mô hình công dân học tập, Côngdân học tập là mẫu người học tập không bao giờ cùng, là nền tảng cơ bản của xãhội học tập".

"Với tinh thần đó, tôi mong rằng, các đại biểu, các cô, chú, anh,chị, em có mặt tại hội trường này chúng ta tiếp tục làm cho phong trào "Họckhông bao giờ cùng" lan tỏa sâu rộng hơn nữa" – Phó Chủ tịch nước chia sẻ.

Theo GS.TS Nguyễn Thị Doan,Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, đây là lần trao học bổng "Học không bao giờcùng" đầu tiên được tổ chức. Sau lần này, Ban Tổ chức sẽ rút kinh nghiệm và sẽnhân rộng ở các vùng miền nếu thấy phù hợp.

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/144-ca-nhan-dau-tien-duoc-trao-hoc-bong-hoc-khong-bao-gio-cung-20200614155536895.html