14 loại thực phẩm nguy hiểm nếu bạn không sơ chế đúng cách

Những loại thịt quen thuộc như thịt gà, thịt lợn... nếu bạn không có bước chuẩn bị đúng cách trước khi ăn chúng vẫn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn.

1. Thịt gà: Tất cả các loại thịt gà nên được nấu chín đến khi đạt đến 165 độ bên trong mới thực sự an toàn để ăn, nếu không loại gia cầm này sẽ là một ổ vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Việc ăn thịt gà sống, và torisashi vẫn còn phổ biến ở Nhật và các cửa hàng sushi trên thế giới.

2. Trứng sống: Trứng sống là một phần trong chế độ ăn uống của võ sĩ, nhưng ăn nguyên quả trứng như vậy có thể gây nguy hiểm. Cứ mỗi 30.000 quả trứng thì một quả chứa vi khuẩn đường ruột salmonella, nhìn chung tỉ lệ ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra nhưng hiếm.

3. Mật ong nguyên chất: Mật ong nguyên chất có giá trị dinh dưỡng và khả năng tăng cường miễn dịch nhiều hơn so với mật ong tiệt trùng. Tuy nhiên, trẻ em dưới 1 tuổi có thể bị ngộ độc sơ sinh, đó là lý do mật ong thường được tiệt trùng rồi mới đem bán.

4. Lá cây tầm ma: Những cây tầm ma có chứa axit formic gây cảm giác nóng rát khi chạm vào. Để loại bỏ các axit, bạn chần sạch lá tầm ma với nước muối, sau khi nấu chín lá này có thể sử dụng để pha trà hoặc thay thế rau bina vì có chứa nhiều protein, sắt, canxi và kali.

5. Mầm khoai tây: Các mầm và thân cây mọc trên củ khoai tây có chứa glycoalkaloids có thể gây chuột rút, tiêu chảy, hôn mê và tử vong nếu ăn nhiều. Chúng cũng có thể mọc trong củ khoai tây, bạn cần sơ chế loại bỏ hết trước khi chế biến.

6. Sò huyết: Sò huyết sống trong môi trường thiếu oxy và lọc đến 40 lít nước biển mỗi ngày, làm chúng hấp thu các vi khuẩn có hại như viêm gan, thương hàn, kiết lị. Nấu hoặc nướng qua sò huyết có thể để lại các vi khuẩn này. Hiện sò huyết vẫn bị cấm ở Thượng Hải sau khi chúng gây ra một ổ dịch viêm gan A năm 1988.

7. Xúc tu bạch tuộc: Món ăn sống này rất phổ biến ở Hàn Quốc, Nhật Bản và cả những nhà hàng ở Việt Nam. Xúc tu bạch tuộc dù đã thái riêng vẫn có thể cử động, cùng nhiều lỗ hút gắn dọc thân hoạt động khiến chúng là nguyên nhân gây ra nghẹt thở và tử vong khá nhiều người Hàn Quốc hàng năm.

8. Thịt lợn sống: Thịt lợn sống vốn không an toàn, chúng chứa nhiều loại ký sinh trùng độc hại do lợn ăn các loại thịt khác. Vì vậy hãy luôn nấu chín thịt lợn trừ khi bạn biết rõ nguồn gốc xuất xứ của loại thịt bạn chuẩn bị chế biến, vì hiện nay cũng có nhiều trang trại nuôi lợn sạch bằng cách cho lợn ăn chay.

9. Cá ngừ: Bên trong thịt cá ngừ có một hàm lượng thủy ngân cao, ăn quá nhiều có thể gây tổn thương nghiêm trọng tim, thận và phổi. Người lớn chỉ nên ăn một bữa 1 tuần, trẻ em dưới 6 tuổi thậm chí chỉ nên ăn 0,1 kg thịt cá ngừ trong một tháng.

10. Măng: Măng là món ăn quen thuộc trong thực đơn của ẩm thực châu Á, trong đó có cả Việt Nam. Tuy nhiên phần ngọn của măng nên được đun sôi trước khi ăn, bởi các chồi sống có chứa độc tố xyanua gây hại cho cơ thể.

11. Vải chưa chín: Quả vải khi còn xanh nếu ăn nhiều có thể gây ngộ độc và đôi khi co giật, tử vong, nguyên do là bên trong vải non có các độc tố ảnh hưởng đến đường huyết và hoạt động của não. Hãy chắc chắn những quả vải bạn ăn đã chín nhé.

12. Củ sắn: Củ sắn cần được ngâm và nấu chín trước khi ăn, bởi bên trong sắn có chứa các hợp chất tạo nên xyanua khá nguy hiểm. Với những củ sắn đắng lớn lên trong điều kiện thiếu nước, nếu ăn sống có thể gây bướu cổ hoặc tử vong.

13. Khế: Quả khế có thể ăn bình thường và hoàn toàn vô hại nếu bạn có thận khỏe, đủ để loại bỏ các độc tố trong khế. Nhưng nếu bạn bị suy thận hoặc các bệnh thận mãn tính, ăn khế có thể gây ra các vấn đề thần kinh, co giật thậm chí tử vong.

14. Sữa tươi: Các sản phẩm sữa tươi hay phô mai làm trực tiếp chưa qua tiệt trùng là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc cho rất nhiều người sử dụng. Bạn đừng nên uống trực tiếp sữa tươi vì chúng có thể chứa các vi khuẩn gây hại như salmonella, ecoli và listeria. Hãy sử dụng các sản phẩm sữa đã tiệt trùng sẽ đảm bảo an toàn.

An Ngọc

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/14-loai-thuc-pham-nguy-hiem-neu-ban-khong-so-che-dung-cach-post896560.html