132 ngôi làng ở Ấn Độ không có bé gái nào được sinh ra trong 3 tháng qua

Các nhà chức trách đã điều tra về nghi ngờ yếu tố chọn lọc giới tính với 132 ngôi làng Ấn Độ không có bé gái nào trong số 216 trẻ em được sinh ra trong 3 tháng qua.

Các nhà chức trách ở Uttarkashi, bang Uttarakhand cho biết tỷ lệ bé gái được sinh ra tại Ấn Độ đang ở mức báo động. Chính quyền đã mở một cuộc điều tra hướng đến 132 ngôi làng ở huyện Uttarkashi. Nguyên nhân là vì sau 3 tháng, ở đây ghi nhận 216 đứa trẻ sinh ra, nhưng 100% đều là con trai.

Họ không thể không nghi ngờ về việc phá thai chọn lọc giới tính. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, đã bị nghiêm cấm từ năm 1994 nhưng thực tế vẫn còn phổ biến ở đất nước này, nơi cha mẹ thường coi con trai là trụ cột gia đình và con gái dường như là một gánh nặng với họ.

Ở Ấn Độ đang có sự chênh lệch giới tính rõ rệt.

Ở Ấn Độ đang có sự chênh lệch giới tính rõ rệt.

Thẩm phán huyện Uttarkashi cho biết: “Chúng tôi đã điều tra ra những khu vực không có bé gái, hoặc số lượng bé gái chỉ đếm trên đầu ngón tay”.

Thành viên hội đồng lập pháp Gopal Rawat nói: “Thật đáng kinh ngạc khi có tỷ lệ sinh con gái bằng 0 ở 132 ngôi làng, vì chúng tôi hiếm khi nghe thấy bất kỳ sự cố nào về bệnh sốt rét ở phụ nữ. Tôi đã chỉ đạo bộ y tế tìm ra nguyên nhân thực sự của những con số đáng báo động đó và có hành động nghiêm túc để giải quyết”.

Kalpana Thakur - nhà hoạt động nữ quyền tại Ấn Độ khẳng định đây chính là hành vi chọn lọc giới tính để loại bỏ con gái ở các khu vực này.

Trong xã hội gia trưởng của Ấn Độ, trẻ em nam được coi là những trụ cột gia đình, có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ khi họ già đi.

Con gái được coi là “của nợ” vì cha mẹ thường bị áp lực về khoản sính lễ và tiền hồi môn khi họ kết hôn, mặc dù phong tục bị cấm vào năm 1961.

Con trai được đánh giá cao hơn con gái rất nhiều, đến mức nếu gia đình nào không có con trai, ắt họ sẽ cho đó là gia đình “không trọn vẹn”. Con gái trong nhà được xem là gánh nặng của gia đình bởi người ta quan niệm rằng phụ nữ không thể kiếm tiền để nuôi sống gia đình và không thể tồn tại mà thiếu đàn ông.

Sự phân biệt đối xử ấy đã tồn tại được hàng thế kỷ. Rốt cuộc, những gia đình nào không may sinh con gái sẽ phải tự biến con mình trở thành con trai. Nó giống như tư tưởng được bám rễ từ thời nguyên thủy, không thể thay đổi.

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/132-ngoi-lang-o-an-do-khong-co-be-gai-nao-duoc-sinh-ra-trong-3-thang-qua-d146173.html