13 năm sau ngày khởi công, khu du lịch quy mô ngàn tỷ thành vườn hoang

Sau hơn 13 năm khởi công, nhiều hạng mục ở Khu du lịch sinh thái (KDLST) Thiên Đàng (ở xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) rơi vào cảnh tiêu điều hoang vắng, gây lãng phí đất đai và bức xúc cho người dân.

Khu du lịch… gia súc, gia cầm

KDLST Thiên Đàng là dự án xây dựng do Công ty Cổ phần Đầu tư Thiên Đàng (hiện nay đã sát nhập với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Nam Quảng Nam) làm chủ đầu tư.

KDLST Thiên Đàng với mức vốn dự kiến đầu tư 8.000 tỷ đồng đang bị bỏ hoang.

Dự án này được Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất cấp giấy chứng nhận đầu tư vào năm 2005 với kinh phí đầu tư gần 200 tỷ đồng. Đến năm 2017, sau quá trình điều chỉnh, mức vốn đầu tư của KDLST Thiên Đàng dự kiến đã lên đến 8.000 tỷ đồng trên diện tích hơn 100ha trải dài hơn 2km nằm dọc bờ biển Khe Hai nổi tiếng ở tỉnh Quảng Ngãi.

Ngoài ra, địa điểm này còn nằm trên tuyến đường huyết mạch từ Khu kinh tế Dung Quất đi sân bay Chu Lai nên có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn.

Dự án có mục tiêu đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của cán bộ, nhân viên Khu kinh tế Dung Quất và là địa chỉ thu hút du khách trong và ngoài nước.

Thế nhưng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư đến nay đã trải qua 13 năm nhưng KDLST Thiên Đàng mới chỉ được chủ đầu tư hoàn thành giai đoạn 1 phân khu Thiên Đàng Bốn Mùa rộng hơn 32ha.

Giai đoạn 2 với các phân khu: Thiên Đàng Mùa Đông, Thiên Đàng Mùa Hè, Thiên Đàng Mùa Xuân, Thiên Đàng Mùa Thu với tổng diện tích 74ha đang triển khai dang dở.

Mùa hè là mùa cao điểm du lịch, thế nhưng KDLST Thiên Đàng luôn trong tình trạng cửa đóng then cài, muốn vào phải đi vòng ra biển. Phía bên trong, một số hạng mục đã xuống cấp với các mảng tường phủ đầy rêu phong, nhiều công trình sắt đã bị hoen gỉ.

Hầu hết ở các phân khu trong KDLST Thiên Đàng cỏ dại mọc um tùm, gia súc, gia cầm thả rông khắp nơi. Trải qua nhiều trận gió bão, khu resort ven biển cùng hạng mục công trình cách điệu hàng loạt súng thần công hướng về phía biển xuống cấp nghiêm trọng.

Trong khi đó, công trình kè chắn sóng chống sạt lở cho khu du lịch thi công dở dang, dậm chân tại chỗ ở biển Khe Hai nhiều năm qua.

Bà Đặng Thị Lẫm (nhà ở gần KDLST Thiên Đàng) cho biết: “Thời gian đầu, chủ đầu tư thu đất để làm khu du lịch, người dân chúng tôi cũng hy vọng sau này con cháu mình sẽ làm công nhân trong này. Như vậy cũng không lo thất nghiệp, cũng có cái ăn cái mặc.

Nhưng rồi mười mấy năm nay, công trình này vẫn bỏ hoang, trong khi đó đất đai của dân thì thu hết. Bây giờ, chúng tôi không có đất để sản xuất, làm ăn”.

Theo chị Trần Thị Lan (nhà ở gần KDLST Thiên Đàng), vì công trình bị bỏ hoang nhiều năm nên công nhân làm ở đây tận dụng để chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Ngay trong khu quy hoạch dự án này, có nhiều khu đất chưa được nhà đầu tư đền bù cho dân. Trong khi đó, nhiều hộ dân không có đất sản xuất nên rất bức xúc.

Sử dụng đất lãng phí

Theo ông Lê Tấn Khánh - Phó chủ tịch UBND xã Bình Thạnh, thời điểm ban đầu triển khai dự án và thực hiện công tác giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 với diện tích 32,4ha thì phía chủ đầu tư đã phối hợp với chính quyền địa phương nên không xảy ra vướng mắc.

Tuy nhiên, đối với 74ha còn lại, Công ty Cổ phần Đầu tư Thiên Đàng không phối hợp với chính quyền địa phương mà tự ý thỏa thuận và chi trả bồi thường với người dân nên không thực hiện được dứt điểm.

“Hiện nay, trên địa bàn xã còn khoảng19ha đất của người dân trong vùng dự án chưa được đền bù. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến dự án này chậm tiến độ, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Ngoài ra, khi công trình bị hư hỏng nặng.

Hàng chục hecta ngô, hoa màu của người dân bị đổ nát, thiệt hại. Nhiều nhà dân bị nước mưa tràn vào gây thiệt hại về tài sản. Sáng 25/6, mực nước trên sông Lô tại Hà Giang tiếp tục lên chậm và đạt đỉnh ở mức 103,10m (trên mức BĐ3: 0,1m) sau xuống chậm; mực nước trên sông Thao tại Yên Bái sẽ lên 30m (mức BĐ1).

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 2. Đêm 23/6, ở bản Chu Va, xã Sơn Bình xảy ra lũ quét, cuốn trôi hơn 50 ao cá tầm, cá hồi cùng nhiều tài sản khác của bà con, gây thiệt hại hàng tỷ đồng.

Đáng buồn hơn là ông chủ trang trại nuôi cá tầm cũng bị dòng nước lũ cuốn đi mất tích. Hiện gia đình vô cùng đau xót, rối ren tìm kiếm khắp nơi.

Người dân sinh sống ở phía dưới mấy trang trại nuôi cá tầm, cá hồi thi nhau đi bắt cá, trung bình mỗi người bắt được vài chục kg đến hàng tạ. Người dân mang cá ra khu vực ngã 3 Bình Lư (huyện Tam đường) bày bán trên vỉa hè với giá dao động từ 40.000 - 60.000đồng/kg.

Có con cá tầm nặng khoảng 16kg được bán chỉ 1 triệu đồng, rẻ như cho. Mưa lũ tại Lào Cai cũng làm cho tuyến đường sang Lai Châu bị tê liệt hoàn toàn.

Tại xã Minh Lương, Dương Quỳ, Hòa Mạc và xã Nậm Xây huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai, xuất hiện mưa lớn dữ dội kéo dài trút xuống, gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, lúa, hoa màu các loại của người dân địa phương.

Tại xã Văn Bàn, lũ xuất hiện rất nhanh trên suối Ngòi Chăn rồi ảnh hưởng ra các xã xung quanh, bắt đầu khoảng 3h sáng tại Minh Lương, Nậm Xé rồi lan xuống Hòa Mạc, Dương Quỳ.

Thống kê sơ bộ, mưa lớn làm nước lũ tràn vào 14 hộ dân gây thiệt hại nhiều tài sản bên trong, nước lũ dâng cao làm ngập úng trên 70ha lúa, hoa màu các loại.

Mưa lớn làm sạt lở 3 điểm, với khối lượng hàng trăm mét khối đất đá từ trên đồi cao trượt xuống, khiến tuyến đường Văn Bàn đi Than Uyên, tỉnh Lai Châu bị tê liệt hoàn toàn. Hiện các địa phương trên đang tiếp tục thống kê thiệt hại.

Nhuận Oanh

Nguồn Pháp Luật Plus: http://phapluatplus.vn/13-nam-sau-ngay-khoi-cong-khu-du-lich-quy-mo-ngan-ty-thanh-vuon-hoang-d72068.html