12 'nguyên tắc vàng' bảo đảm an toàn cho trẻ khi bơi

Những ngày nắng nóng diễn ra trên diện rộng với nhiệt độ lên trên 40 độ C, đặc biệt đây cũng là khoảng thời gian trẻ em đang nghỉ hè, và chỉ duy nhất một nơi mà mọi trẻ em đều muốn đến đó là Bể bơi.

Dành cả kỳ nghỉ hè để vui chơi tại các bể bơi dường như là mơ ước của nhiều trẻ em, thế nhưng dù các bố mẹ cũng như các bể bơi đều có tất cả các cảnh báo an toàn đối với trẻ thì dường như tại những thiên đường này vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, rủi ro rình rập.

Chính vì vậy những người lớn, đặc biệt là những phụ huynh khi đưa con trẻ đi bơi hãy “nằm lòng” 12 nguyên tắc vàng như một giới hạn để các con không vượt qua mỗi lần vui chơi ở bể bơi.

Thoa kem bảo vệ da trước khi tới bể bơi

Theo khuyến cáo của Quỹ Ung thư da quốc tế, cách bảo vệ da tối ưu nhất là hãy thoa kem bảo vệ da trước khi nhận chìm cơ thể trong bể bơi. Thế nhưng khoảng thời gian để kem có tác dụng hiệu quả nhất là phải thoa kem lên cơ thể trước ít nhất 30’ trước khi tiếp xúc với làn nước tươi mát. Và việc thoa kem toàn thân cho trẻ cần lặp lại sau mỗi 2 giờ.

Mặc phao bơi

Người lớn thường “phó mặc” an toàn của con trẻ cho những chiếc phao bơi, thế nhưng theo các chuyên gia bơi lội thì chúng ta không nên sử dụng phao như một công cụ an toàn dưới nước. Và lời khuyên của những chuyên gia này là bạn nên tách phao bơi khỏi trẻ càng sớm càng tốt. Hướng dẫn các kỹ năng bơi cho trẻ là “công cụ” an toàn nhất.

Làm sạch nước trong tai khi lên bờ

Thường thì bơi lội sẽ dễ bị nước vào tai, thế nhưng việc quan trọng hơn là cha mẹ cần giúp con nhanh chóng làm sạch nước trong tai sau khi bơi lội. Tai của trẻ thường dễ bị nhiễm trùng và hàng năm có hàng triệu lượt khám tai do lây nhiễm vi trùng từ các bể bơi. Để ngăn ngừa nguy cơ này, hãy nghiêng đầu trẻ đồng thời kéo căng tai để nước trong tai chảy ra hết, sau đó dùng khăn lau sạch nước cho trẻ.

Không giám sát trẻ trong khu vực bơi của trẻ em

Mặc dù những khu vực bơi dành cho trẻ khá an toàn về độ sâu và có nhiều đồ chơi khiến trẻ thích thú. Thế nhưng đây cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn với các sàn và bậc thang lên xuống bể bị trơn trượt. Thêm vào đó, nhiều đồ chơi dưới nước lâu ngày cũng là một ổ kí sinh trùng mà nếu nó không được vệ sinh thường xuyên thì sẽ là những đồ vật làm tăng nguy cơ lây lan bệnh bởi (không có gì là chắc chắn) có thể con bạn sẽ uống vài ngụm nước ở bể bơi vào bụng. Việc này sẽ khiến con bạn bị đau bụng, tiêu chảy, nổi mẩn ngứa…

Dùng chung kính bơi

Các em bé thường dễ dàng chia sẻ kính bơi với nhau, theo Trung tâm phòng chống dịch bệnh CDC của Hoa Kỳ, vi khuẩn nhiễm trùng da Molluscum Contagiosum dễ dàng lây lan ở trẻ em và một trong những cách phổ biến nhất là sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như kính bơi, đồ chơi trong bể bơi…

Bơi ở các bể bơi nước nóng

Những bể này không chỉ gây nguy hiểm cho trẻ nếu để nhiệt độ quá nóng và gây đuối nước, mà đó còn là nơi vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh chóng gây nhiễm trùng đường hô hấp, như bệnh Legionnaires, khi thở và hít phải hơi nước nhiễm khuẩn ở bể. Tuy vậy, một thông tin đáng mừng là bệnh này hiếm khi xảy ra ở trẻ em và nếu bị thì cũng ở thể nhẹ. Tuy vậy, tốt nhất là vẫn nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

Trẻ bơi ngoài tầm mắt của bố mẹ

Không thể phủ nhận bể bơi là một nơi thư giãn và ru ngủ dễ nhất. Thêm vào đó, người lớn thường chủ quan khi nghi rằng nếu trẻ gặp nguy hiểm thì sẽ kêu gọi và mọi người sẽ hét lên. Nhưng tổ chức Safe Kids của Hoa Kỳ cảnh báo rằng, các bậc phụ huynh nên theo dõi con mình liên tục bởi khi trẻ bị đuối nước thường sẽ không có dấu hiệu nào mà chìm xuống nước. Thường xuyên quan sát trẻ và đảm bảo rằng chúng luôn trong tầm tay của một người lớn khi dưới bể.

Uống quá nhiều nước

Uống phải nước ở bể bơi không chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn mà nhiều khi những vi khuẩn này còn gây kích ứng đường hô hấp khiến trẻ không thể thở được dấn đến bị đuối nước sau khi bơi – gọi là chết đuối cạn. Tùy cơ thể và lượng chất lỏng tích tụ trong phổi gây ra các vấn đề về hô hấp (chết đuối thứ cấp), thậm chí việc này còn xảy ra trong 24g sau khi bơi.

Chơi với những đồ chơi gây hại

Theo nghiên cứu của CDC, nhiều đồ chơi chúng ta mua cho con trẻ thường không an toàn (do xử lý nhiệt ao, lẫn nhiều tạp chất trong vật liệu sản xuất đồ chơi…), tệ hơn nữa nhiều chất trong đó còn có khả năng gây ung thu. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, người lớn hãy cố gắng chọn lựa những đồ chơi không có mùi vị kích thích trẻ như mùi dâu tây, hạnh nhân… và những đồ chơi có chất keo dính, cao su, silicon…

Uống quá nhiều Clo

Một số bể bơi sử dụng clo làm sạch nước, tuy nhiên lượng clo trong nước khá lớn, và nếu trẻ uống phải nước ở các bể bơi này thì sẽ khiến chúng bị ho, khó thở, nôn mửa, nhiều trường hợp khác còn gây hen suyễn, dị ứng… Để giữ an toàn cho trẻ, các chuyên gia khuyên bạn nên tìm một bể bơi sử dụng bộ lọc muối (chỉ chứa một lượng nhỏ clo trong ngưỡng an toàn) hoặc các bể bơi sử dụng công nghệ UV để lọc nước.

Bơi gần những bộ lọc nước

Mặc dù nguy cơ từ những bộ lọc nước trong bể bơi không cao nhưng từng có tai nạn xảy ra khi trẻ chơi gần các bộ phận này trong bể. Trường hợp một bé gái chơi gần bộ phận lọc sạch nước trong bể bơi đã gần bị chết đuối sau gần 2’ chìm dưới nước, nguyên nhân là do tóc bị kẹt và cuốn vào trong ống lọc nước của bể, rất may sau đó em bé đã kịp thời được cứu thoát. Tuy nhiên lời khuyên đưa ra là hãy dạy con bạn tránh xa những chỗ nguy hiểm từ khi chúng mới bắt đầu tập bơi ở bể.

Những khu vực nước nông thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

Mặc dù những bệnh liên quan tới nước trong bể bơi có thể xảy ra bất cứ khi nào bé bơi ở bể, nhưng theo một nghiên cứu thì ở những khu vực nước nông thường có xu hướng bị ô nhiễm cao hơn và có nguy cơ gây các bệnh về đường tiêu hóa cấp tính cao hơn nếu trẻ uống phải nước từ những vùng nông trong bể bơi. Vì vậy cha mẹ hãy cân nhắc thật kỹ trước khi cho trẻ đến những thiên đường này trong mùa hè.

Thùy My

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/giao-duc/12-nguyen-tac-vang-bao-dam-an-toan-cho-tre-khi-boi-348688.html