12 chất độc 'giấu mặt' trong thực phẩm bạn ăn hàng ngày

Con người không thể thiếu thực phẩm để tồn tại, nhưng mối nguy hiểm trong nhiều loại thực phẩm lại khiến con người gặp họa bởi các chất độc hại khó lường.

Hàn the trong giò, chả

Thông tin trên báo Dân Trí, nếu các sản phẩm dễ hỏng như giò sống, giò lụa, chả, mì sợi, thị, tôm, cá tươi thường được các chợ bày bán giữa trời nắng mà vẫn không hỏng, màu tươi lâu… thì rất có thể đã được bảo quản nhờ tẩm ướp hàn the. Khi hàm lượng vượt ngưỡng, hàn the gây nôn mửa, đau bụng tiêu chảy, ban đỏ dẫn đến tróc vẩy. Về thần kinh, hàn the gây kích thích dẫn đến trầm cảm, hoặc kích thích màng não, thay đổi nhiệt độ cơ thể, thậm chí gây ngộ độc dẫn đến tử vong khi nồng độ cao hơn.

Giò chả chính là thực phẩm chứa nhiều hàn the nhất. Ảnh minh họa

Phoóc môn có trong bánh phở, nầm lợn

Các đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đã phát hiện nhiều thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng nhưng được bảo quản bằng chất này như bánh phở, nầm lợn, cá khoai... Nếu phoóc môn xâm nhập vào cơ thể con người có thể từ gây khó tiêu hóa đến gây viêm loét các tế bào, thực quản, dạ dày, ruột…. Nếu nhiễm phải một lượng cao có thể gây tử vong. Ở thể khí nếu hít phải phoóc môn có thể gây ngạt thở và mắc nhiều bệnh về hô hấp.

Thuốc kích thích rau mọc nhanh

Đã có những khảo sát truyền thong cho thấy nếu sử dụng thuốc kích thích, ngọn su su có thể dài hàng chục cm chỉ sau một đêm. Hay loại thuốc điều hòa kích thích sinh trưởng sử dụng trên rau mầm, giá đỗ, cây su su có hoạt chất chủ yếu thuộc về họ Cytokinins và họ Auxins. Các chất này chứa hàm lượng kiềm cao khi tiếp xúc trực tiếp có thể gây bỏng da, hỏng mắt, nếu nuốt hay hít phải có thể làm tổn thương bộ máy tiêu hóa và hệ hô hấp.

Tinopal trong bánh ướt, hủ tiếu

Đây là chất tăng trắng cơ bản được sử dụng cho tất cả các ứng dụng của phần ướt, phần ép và tráng phủ giấy. Sản phẩm bún, bánh phở, bánh ướt, hủ tiếu, trên thị trường đã tìm được chất tinopal. Đây cũng là loại chất không có trong danh mục phụ gia hóa chất thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm do Bộ Y tế ban hành. Việc sử dụng thường xuyên thực phẩm có chứa tinopal sẽ gây hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, thậm chí có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Nếu ăn thực phẩm chứa chất tinopal lâu dài sẽ gây suy gan, suy thận, cơ thể mệt mỏi và mắc cả bệnh ung thư.

Bánh phở, bún cũng là thực phẩm chứa chất Tinopal có thể gây ung thư. Ảnh minh họa

Bột săm pết

Đây là một loại phụ gia được khá nhiều người buôn bán sử dụng để tẩy thịt ôi thiu thành thịt tươi mới, có tính độc hại cao nhưng bù lại giá thành rẻ và được nhiều người sử dụng để tẩy thịt bẩn. Nếu ăn phải thịt ôi thiu đã được tẩy rửa bằng bột săm pết, trẻ em có thể sẽ bị mắc hội chứng da xanh xao (blue baby), ung thư, thậm chí tăng nguy cơ tử vong.

Thuốc trừ sâu Organophosphate

Theo báo Kiến Thức, đây là một trong những loại thuốc trừ sâu phổ biến nhất trong nông nghiệp. Chúng có nhiều trong các loại rau quả và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là sức khỏe trẻ em. Ăn nhiều thực phẩm chứa thuốc trừ sau này, các trẻ em sẽ dễ bị đối mặt với chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Dioxin

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dioxin là hợp chất hóa học vô cùng độc hại. Khoảng 90% sự phơi nhiễm với dioxin ở người thông qua các loại thực phẩm như thịt, sữa, cá. WHO cảnh báo rằng, dioxin rất độc hại và ảnh hưởng đến sinh sản và phát triển, nội tiết, hệ miễn dịch và ung thư.

Chất tạo màu caramel

Chất tạo màu caramel nhân tạo có trong các thực phẩm và đồ uống, sử dụng phổ biến nhất trong cola. Chất tạo màu caramel thường được tạo ra bằng cách đun nóng si-rô ngô với hợp chất ammoni, a-xít và kiềm. Hợp chất ammoni tham gia quá trình sản xuất gây nên phản ứng hóa học tạo ra 2 loại chất gây ung thư 2-methylimidazole và 4-methylimidazol.

Sulfit

Đây là một loại hóa chất thuộc nhóm sulfur có thể xâm nhập vào thực phẩm tự nhiên trong môi trường hay được thêm vào thực phẩm để bảo quản hay làm tăng hương vị đặc biệt của thực phẩm. Các sản phẩm được một số nhà sản xuất áp dụng tính chất này là: bánh tráng, các loại bột dưới dạng sợi như bánh canh, bún, miến…

Formol

Formol có tên hóa học là formaldehyde, công thức la HCHO. Ở dạng lỏng, formol có mùi rất khó ngửi và chỉ được tung ra thị trường dưới dạng hòa tan trong rượu methanol từ 37 – 50%. Do đó, ngoài độc chất là formol, chúng ta cũng cần để ý đến độc tính của rượu methanol hay methylic. Trong quá trình chưng cất rượu ethylic, hay rượu cồn, luôn luôn có thêm một phó phẩm là methanol rất độc. Khi con người khi bị tiếp nhiễm formol qua da, mắt cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Khi bị xâm nhập vào thực quản, cơ thể sẽ phản ứng mạnh mẽ như ói mửa, bị tiêu chảy và mất nước mau chóng có thể đi đến tử vong. Nếu da bị tiếp xúc lâu ngày sẽ trở thành nhạy cảm, dị ứng và có những chứng bệnh ngoài da phát sinh như bệnh gảy ngứa (eczema).

Chất bảo quản BHA

Trong thực phẩm như xúc xíc, khoai tây chiên, các loại ngũ cốc… hiện có rất nhiều chất bảo quản BHA. Song thực tế, nếu không cẩn trọng, chất bảo quản này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ nội tiết, sự phát triển và sinh sản, chức năng miễn dịch và thần kinh.

Nitrat

Được sử dụng để giữ màu sắc và hương vị trong thịt ướp muối và cá, nitrat có thể được tìm thấy trong các loại thịt chế biến như thịt xông khói và xúc xích. Trong một nghiên cứu Harvard (Mỹ) năm 2010, 51g khẩu phần hàng ngày thịt chế biến có thể làm tăng 42% nguy cơ mắc bệnh tim và 19% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2.

An Dương (T/h)

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/11-chat-doc-giau-mat-trong-thuc-pham-ban-an-hang-ngay-d116218.html