11 loại thực phẩm quen thuộc nhưng nhiều thế hệ qua đều ăn sai cách

Mặc dù đây đều là những loại thực phẩm lành mạnh và rất quen thuộc với mọi người nhưng suốt nhiều năm qua đã không được sử dụng đúng cách, làm mất đi giá trị của chúng.

1. Thịt

Tiêu thụ quá nhiều protein vào buổi tối làm quá tải các chức năng của hệ tiêu hóa, khiến bạn bị đầy bụng, khó ngủ. Vì thế, nên ăn thịt vào bữa sáng hoặc bữa trưa và cực kỳ hạn chế trong bữa tối.

2. Khoai tây

Các chất dinh dưỡng tốt nhất của khoai tây như kali, sắt, phốt pho và vitamin C chủ yếu chứa trong vỏ. Do đó, khi chế biến khoai tây, bạn nên rửa sạch và để cả vỏ. Tuy nhiên nếu khoai tây chuyển sang màu xanh lá cây, bạn cần phải bỏ vỏ vì chất solanine - một loại chất độc hại đã tích tụ trong đó.

3. Kiwi

Trên thực tế, cơ thể con người có thể hấp thụ nhiều hơn gấp 3 lần chất xơ và chất chống oxy hóa và loại bỏ vi khuẩn staphylococcus và E. coli chỉ bằng cách ăn vỏ quả kiwi.

4. Cà rốt

Cà rốt chế biến có chứa nhiều beta-carotene và lutein tốt cho thị lực và khiến làn da mịn màng hơn. Tuy nhiên, cơ thể sẽ hấp thụ các chất trong cà rốt tốt hơn 5 lần khi nấu chín so với việc ăn sống.

5. Cà tím

Cà tím mang lại lợi ích tối đa cho sức khỏe khi được nướng. Quá trình nướng sẽ làm hàm lượng kali tăng trong khi lượng nitrat và nitrit giảm.

6. Cơm

Gạo là nguồn thực phẩm chứa lượng carbohydrates cao cung cấp calo cho cơ thể. Khi ăn cơm vào ban ngày, cơ thể bạn sẽ có đủ thời gian để tiêu hóa và đốt cháy lượng calo. Buổi tối không nên ăn nhiều cơm vì khi ngủ cơ thể ít vận động dễ gây béo.

7. Bắp cải

Carotene và chất chống oxy sẽ hóa biến mất trong quá trình luộc bắp cải. Nhưng nếu bạn đem bắp cải muối chua, hàm lượng vitamin C tăng và bắp cải sẽ sản sinh ra axit lactic giúp cơ thể tiêu hóa protein dễ dàng hơn.

8. Tỏi

Một thành phần cực kỳ hữu ích trong tỏi là allicin được hình thành khi 2 enzym trong các phần khác nhau của tỏi được trộn lẫn. Khi chúng ta cắt một tép tỏi, những enzyme này sẽ kết hợp với nhau tạo ra thành phần có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn và bảo vệ hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, quá trình này sẽ mất một thời gian, vì vậy tốt hơn là nên chờ vài phút sau khi thái mới cho tỏi vào món ăn.

9. Cà chua

Mặc dù khi nấu chín, cà chua sẽ mất đi một lượng vitamin C nhưng lại có thể làm tăng hàm lượng lycopene. Sắc tố này không chỉ khiến cà chua có màu đỏ mà còn là chất chống oxy hóa mạnh nhất. Nó giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư và viêm nhiễm.

10. Bí ngô

Vỏ bí ngô chứa nhiều thành phần khoáng chất, chất xơ, chất pectin và vitamin C. Do đó, khi chế biến, bạn đừng bỏ qua vỏ bí ngô.

11. Trà

Thành phần trong trà có ảnh hưởng tích cực đến chức năng của hệ thống tim mạch và ngăn ngừa tốt nhất bệnh đột quỵ. Tuy nhiên, chất casein có trong sữa sẽ làm giảm các lợi ích lành mạnh của trà. Vì vậy, bạn chỉ nên cho thêm một vài lá bạc hà vào trà để tăng một chút hương vị.

Theo Huyền Anh (Theo Brightside)

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/gia-dinh/11-loai-thuc-pham-quen-thuoc-nhung-nhieu-the-he-qua-deu-an-sai-cach-913635.html