1001 thắc mắc: Núi mọc thế nào, vì sao núi không cao lên mãi?

Sự chuyển động của vỏ Trái đất hình thành nên núi. Chiều cao của núi thường được tính từ mặt nước biển. Câu hỏi đặt ra là tại sao núi không cao lên mãi?

Núi được hình thành như thế nào?

Sự chuyển động của vỏ Trái đất hình thành nên núi. Vào khoảng vài triệu năm về trước, lục địa trên Trái đất chỉ là những mảng lớn, chúng không dính liền với nhau và va đập, xô đẩy lẫn nhau hình thành nên sự chuyển động của vỏ Trái đất. Việc này làm cho một số nơi bị dồn lại thành từng đống lớn. Đây chính là những ngọn núi đầu tiên của Trái đất. Về sau qua rất nhiều những biến động khác nhau đã hình thành nên những ngọn núi mà ngày nay chúng ta nhìn thấy.

Núi là dạng địa hình phổ biến của Trái Đất, chiếm 52% diện tích châu Á, 36% Bắc Mỹ, 25% châu Âu, 22% nam Mỹ, 17% của Australia, khoảng 33% bề mặt châu Âu và 24% bề mặt Trái Đất.

Chiều cao của núi thường được tính từ mặt nước biển. Dãy Himalaya có chiều cao trung bình là 5 km tính từ mặt nước biển, còn dãy Andes là 4 km. Phần lớn các dãy núi khác cao trung bình từ 2 đến 2,5 km. Everest, thuộc dãy Hymalaya với độ cao 8848 m tính từ mặt nước biển, là đỉnh núi cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, nếu tính từ tâm Trái Đất thì phần lồi ra xa tâm nhất là đỉnh Chimborazo, thuộc dãy Andes ở Ecuador. Chiều cao 6272 m tính từ mặt nước biển của nó thậm chí thấp hơn đỉnh cao nhất của dãy Andes, nhưng do ellipsoid của Trái Đất phình ra ở xích đạo và Chimborazo lại gần xích đạo, nên nó cao hơn 2150 m so với Everest, nếu tính từ tâm Trái Đất.

Nếu tính từ đáy biển thì Mauna Kea, thuộc Hawaii, Hoa Kỳ là đỉnh có chiều cao lớn nhất. Phần trồi trên mặt nước biển chỉ cao 4205 m, nhưng phần nằm dưới mặt nước khoảng 6000 m, tổng cộng 10205 m.

Với chiều cao 26 km, cao hơn hẳn so với các ngọn núi trên Trái Đất (Andrew Fraknoi et al., 2004), núi Olympus trên Sao Hỏa hiện nay được coi là ngọn núi cao nhất trong Hệ Mặt Trời.

Ở Việt nam, những dãy núi đáng chú ý gồm: Dãy Trường Sơn dãy núi chạy dọc đất nước, kéo dài theo miền Trung - Tây Nguyên ra tận biển; Phan Xi Păng - đỉnh núi cao nhất Đông Dương; Núi Tam Đảo; Núi Bà Đen - thắng cảnh của Tây Ninh; Núi Bà Nà - thắng cảnh của Đà Nẵng; Bảy Núi, thuộc An Giang; Ngọc Linh là ngọn núi cao nhất miền Nam, nơi đây có loài nhân sâm của Việt Nam rất nổi tiếng.

Clip nguồn youtube

Yếu tố hạn chế thứ hai cho sự phát triển của núi trên Trái đất là sông. Lúc đầu, những dòng sông làm cho những ngọn núi trông cao hơn - chúng chạm vào các cạnh của núi và làm xói mòn vật chất, tạo ra những kẽ hở sâu.

Khi các dòng sông làm xói mòn đất đá, các kênh của chúng có thể trở nên quá dốc. Điều này có thể kích hoạt các vụ lở đất mang đất đá ra khỏi ngọn núi và hạn chế sự phát triển của nó.

Những ngọn núi dưới nước bị hạn chế tương tự bởi trọng lực và lở đất nhưng chúng có thể cao hơn nhiều so với những ngọn núi trên đất liền vì nước có mật độ cao hỗ trợ chúng chống lại trọng lực nhiều hơn không khí, .

Everest thường được gọi là đỉnh cao nhất của Trái đất, nhưng cũng có những ứng cử viên khác cho danh hiệu "ngọn núi cao nhất thế giới". Mauna Kea, một ngọn núi lửa không hoạt động ở Hawaii, là ngọn núi cao nhất thế giới nếu được đo từ gốc của nó nằm sâu dưới Thái Bình Dương tới đỉnh của nó. Nó có kích thước 10.210m, cao hơn một chút so với Everest. Nhưng khi đo từ mực nước biển, đỉnh Everest cao hơn hai lần so với Mauna Kea và đỉnh Everest là điểm cao nhất trên thế giới.

Châu Anh

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/cong-nghe/1001-thac-mac-nui-moc-the-nao-vi-sao-nui-khong-cao-len-mai-1483927.tpo