1001 thắc mắc: Những sinh vật kỳ dị nào có thể sống sót trên Sao Hỏa?

Những sinh vật như bọ gấu nước, vi khuẩn lam, động vật kỵ khí Spinoloricus,… có thể tồn tại trên sao Hỏa phải mang trên mình hình dạng và khả năng sinh tồn đặc biệt.

Với việc tìm ra nước lỏng trên sao Hỏa mới đây, NASA tự tin cho rằng khả năng sao Hỏa có tồn tại sự sống là rất lớn. Tuy nhiên với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: nhiệt độ thấp, khí quyển mỏng, nồng độ oxy cực thấp - chỉ 0,13% thì những sinh vật nào có thể tồn tại ở đây?

Bọ gấu nước trưởng thành có thể sống sót trong nhiệt độ -273 độ C - gần như đạt đến nhiệt độ âm tuyệt đối. Ngoài ra, chúng miễn nhiễm với mức độ bức xạ cao gấp 1.000 lần so với các sinh vật khác.

Bọ gấu nước trưởng thành có thể sống sót trong nhiệt độ -273 độ C - gần như đạt đến nhiệt độ âm tuyệt đối. Ngoài ra, chúng miễn nhiễm với mức độ bức xạ cao gấp 1.000 lần so với các sinh vật khác.

Bọ gấu nước

Bọ gấu nước có tên khoa học là Tardigrade, là một dạng vi sinh vật sống dưới nước. Hóa thạch của loài này có niên đại cách đây 530 triệu năm trước.

Bọ gấu nước được phát hiện lần đầu vào 1702 bởi nhà khoa học người Hà Lan Anton van Leeuwenhoek. Trong bức thư gửi tới Hiệp hội Hoàng gia (Anh) tại London, ông viết: "Đã tìm thấy những vi động vật sống trong bùn có trên máng xối của nóc nhà" (On certain animalcules found in the sediment in gutters on the roofs of houses).

Hơn 7 thập kỷ sau, một tu sĩ kiêm nhà khoa học người Ý Lazzaro Spallanzani phát hiện "siêu năng lực" bên trong sinh vật này. Dùng chung phương pháp như Leeuwenhoek, Spallanzani cũng nhìn thấy những sinh vật li ti bò và bơi sau khi được thêm nước vào. Ông gọi chúng là "il Tardigrado", có nghĩa "bò rất chậm" vì những sinh vật này di chuyển không nhanh.

Điều khiến loại sinh vật này trở nên đặc biệt, đó là chúng gần như... bất tử. Chúng có thể tồn tại ở bất kỳ đâu, trong những môi trường cực kỳ khắc nghiệt.

Bọ gấu nước trưởng thành có thể sống sót trong nhiệt độ -273 độ C - gần như đạt đến nhiệt độ âm tuyệt đối. Ngoài ra, chúng miễn nhiễm với mức độ bức xạ cao gấp 1.000 lần so với các sinh vật khác.

Không chỉ vậy, loài bọ gấu còn gây sửng sốt cho các nhà khoa học khi có thể tồn tại hàng trăm năm dù... không có nước. Chúng cũng là sinh vật duy nhất cho đến nay có thể tồn tại được trong môi trường vũ trụ mà không cần đến thiết bị bảo vệ.

Chính vì thế, nếu chúng ta có thể tìm thấy loài bọ Tardigrade "bất tử" trên sao Hỏa thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên.

Động vật kỵ khí Spinoloricus

Theo như NASA công bố, nước trên sao Hỏa là nước muối, có độ mặn cao hơn các đại dương trên hành tinh của chúng ta. Nồng độ oxy trên sao Hỏa cũng vô cùng thấp.

Chính vì thế, không những có thể sống tốt trên Hành tinh Đỏ, Sphinoloricus cũng là loài sinh vật được đánh giá là nhiều khả năng xuất hiện tại đây.

Hình ảnh khuẩn lam dưới kính hiển vi

Vi khuẩn lam

Nhắc đến sinh vật có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt nhất thì không thể bỏ qua khuẩn lam - Cyanobacteria.

Trên Trái đất, khuẩn lam xuất hiện từ hơn 2,8 tỉ năm trước và tồn tại ở khắp mọi nơi: dưới đại dương, trong nước ngọt, đất đá, hoang mạc, thậm chí cả trong lớp băng đá vĩnh cửu tại 2 địa cực của chúng ta.

Nhưng liệu khuẩn lam có thể cư ngụ được trên sao Hỏa? Nhiều khoa học gia cho rằng, câu trả lời là có. Bởi lẽ khuẩn lam có thể tồn tại trong những môi trường khắc nghiệt: từ nơi có nhiệt độ cao (hoang mạc) đến thấp (địa cực) hay ngay cả trong môi trường với nồng độ oxy cực thấp (phòng thí nghiệm).

Methanogen - một trong những vi sinh vật có nhiều khả năng tồn tại trên sao Hỏa nhất

Cổ khuẩn methane - hay methanogen

Năm 2014, robot tự hành Curiosity của NASA đã phát hiện ra trên sao Hỏa có tồn tại những đám mây khí methane - chất khí thường là sản phẩm của các phản ứng hóa sinh trên cơ thể sống.

Ngay lập tức, các khoa học gia đặt câu hỏi về nguồn gốc của loại khí này. Một trong những giả thuyết được đưa ra là loại vi khuẩn methanogen trên Trái đất có "họ" với loại với cổ khuẩn methane.

Methanogen là một trong những loài vi khuẩn có cấu tạo đơn giản và niên đại cổ xưa nhất trên Trái đất. Chúng sử dụng khí Hydro và CO2 (chất khí chiếm tới 95% bầu khí quyển của sao Hỏa) cho quá trình trao đổi chất và sản phẩm tạo thành chính là khí methane.

Theo một nghiên cứu của ĐH Arkansas (Mỹ), cổ khuẩn methane có thể sống sót trong điều kiện khắc nghiệt. Chúng sống sót trong môi trường áp suất thấp, thậm chí chẳng cần khí oxy, cũng không cần quang hợp.

Chính vì vậy, nhiều nhà khoa học đánh giá rằng Methanogen là ứng cử viên sáng giá trong danh sách những sinh vật có thể sống trên Sao Hỏa.

Đỗ Hợp (T/H)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/cong-nghe/1001-thac-mac-nhung-sinh-vat-ky-di-nao-co-the-song-sot-tren-sao-hoa-1795274.tpo