1001 thắc mắc: Không phải là nước, vậy bướu trên lưng lạc đà là gì?

Để tồn tại trong sa mạc, lạc đà tích trữ nước trong bướu của chúng. Tuy nhiên, sự thật ở đây là gì?

 Không phải là nước, vậy bướu trên lưng lạc đà là gì?

Không phải là nước, vậy bướu trên lưng lạc đà là gì?

Rick Schwartz, người giám sát chăm sóc động vật và là người phát ngôn của Sở thú San Diego cho biết: “Thực tế lạc đà đối phó với mùa khô khi thức ăn và nước uống khan hiếm. Khi có thức ăn, lạc đà ăn đủ calo để xây dựng bướu của chúng nhằm giúp chúng có thể tồn tại trong thời gian dài khi thức ăn khan hiếm”.

Nhiều người nghĩ rằng bướu của lạc đà là kho dự trữ nước để giúp nó vượt qua hàng trăm km sa mạc nóng bỏng. Điều đó hoàn toàn sai. Bướu không chứa nước mà chứa chất béo con vật tích lũy được khi ăn cỏ. 80% khối lượng của nó là chất béo hơi cô đặc.

Bướu chính là kho lưu trữ năng lượng của lạc đà

Lạc đà dự trữ năng lượng trong bướu của chúng cho những thời điểm khi nguồn thức ăn khan hiếm. Bất cứ khi nào một sa mạc khô héo hoặc một mùa đông khắc nghiệt giết chết thảm thực vật ở vùng đất cát, hy vọng duy nhất của nó là chất béo mà chúng tích trữ trong bướu.

Nhiều người nghĩ rằng bướu của lạc đà là kho dự trữ nước để giúp nó vượt qua hàng trăm km sa mạc nóng bỏng. Điều đó hoàn toàn sai. Bướu không chứa nước mà chứa chất béo con vật tích lũy được khi ăn cỏ. 80% khối lượng của nó là chất béo hơi cô đặc.

Không chứa nước, nhưng bướu thực sự là một nơi dự trữ năng lượng. Một cách chính xác, cái khối trắng đó gồm 2/3 axit béo no, có nhiệt độ trên 80 độ C. Vì vậy ngay dưới mặt trời nóng gắt, bướu vẫn không bị chảy ra. Ngược lại, khi lạc đà đốt phần năng lượng dự trữ đó thì da nó co lại và cái bướu xẹp đi.

Bướu thay đổi tùy theo tình trạng dinh dưỡng, nặng từ 1 kg đến 90 kg cho một con vật từ 300 kg đến 800 kg.

Đó là một đặc sản mà dân du mục chia nhau khi lạc đà chết, dùng để nấu các món xúp, thậm chí còn dùng để xông chữa bệnh cúm. Trong trường hợp khẩn cấp, người chăn lạc đà bị lạc, bị đói có thể dùng dao cắt một miếng bướu của con vật để ăn tạm mà sống. Sau đó vết thương của con vật lại mau chóng lành lặn.

Lạc đà chống chọi lại được với cái khát đến mươi ngày trong sa mạc cháy bỏng, không phải là nhờ cái bướu, mà theo một cơ chế sinh lý và một hình thái giải phẫu rất đặc biệt. Trên thực tế, sự chuyển hóa của bướu chậm lại khi sức nóng tăng lên từ 34 đến 42 độ.

Lạc đà có bướu vì nó giúp chúng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể

Lạc đà có bướu vì nó giúp chúng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể

Bạn đã bao giờ trải qua một đêm trong sa mạc? Nếu không, có lẽ bạn không biết nhiệt độ sa mạc biến động như thế nào. Nhiệt độ bị nóng vào ban ngày và lạnh cóng vào ban đêm. Điều này là do các tính chất của cát. Tuy nhiên, các mô mỡ trong bướu lạc đà có tác dụng cách nhiệt để chống lại sự biến động nhiệt độ khắc nghiệt như vậy.

Có hai loài lạc đà là lạc đà hai bướu sống ở các vùng phía Tây Trung Quốc và Trung Á và lạc đà Ả Rập phổ biến hơn chỉ có một bướu.

Những con lạc đà hai bướu đó được gọi là lạc đà Bactrian. Chúng thường lớn hơn lạc đà Dromedary chỉ có một bướu. Thật không may, không có bằng chứng khoa học nào có thể giải thích tại sao lạc đà Bactrian có hai bướu. Tuy nhiên, có những suy đoán lỏng lẻo nói rằng lạc đà Bactrian đã phát triển hai bướu vì chúng sống trong môi trường khắc nghiệt hơn.

Ví dụ, môi trường sống chính của lạc đà Bactrian là sa mạc Gobi thực sự được biết đến với môi trường khắc nghiệt. Sa mạc có đặc trưng bởi khí hậu lạnh bất thường, nơi nhiệt độ có thể đạt tới -40 Fahrenheit (-40 độ C).

Mặc dù nhiều loài động vật tích trữ chất béo xung quanh bụng và hai bên hông, nhưng lạc đà lại có thực hiện điều này theo chiều dọc. Một giả thuyết cho rằng chất béo được tích trữ trong các bướu thay vì xung quanh hai bên giúp lạc đà tiếp xúc với ít ánh sáng mặt trời và ít nhiệt hơn.

Vì bướu lạc đà tích trữ thức ăn nên loài chúng cần những cách khác để đối phó với tình trạng khan hiếm nước. Ví dụ, lạc đà có thể uống tới 114 lít nước trong một lần ngồi, chúng bài tiết phân khô để giữ nước và thận của chúng loại bỏ hiệu quả các chất độc khỏi nước trong cơ thể để có thể giữ lại nhiều nhất có thể. Lạc đà có một số cách khác để di chuyển xa chẳng hạn như bằng cách hút hơi ẩm từ mỗi hơi thở chúng.

Loài động vật này cũng có những khả năng thú vị khác. Lông mi vô cùng dài và mí mắt bên trong bảo vệ chúng khỏi cát sa mạc. Lạc đà còn có thể đóng lỗ mũi lại để ngăn cát xâm nhập vào cơ thể.

Đây là loài vật tạo ra nhiều tiếng âm thanh và có nhiều cử chỉ khác nhau bằng đầu, cổ, tai và đuôi để giao tiếp với đàn. Chúng cũng thổi vào mặt nhau như một cách chào hỏi. Lạc đà con khi mới được sinh ra sẽ không có bướu.

Đỗ Hợp (T/H)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/cong-nghe/1001-thac-mac-khong-phai-la-nuoc-vay-buou-tren-lung-lac-da-la-gi-1747451.tpo