10 'thủ phạm' khiến bạn bị ho dai dẳng không dứt

Hầu hết những cơn ho chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, một số trường hợp ho dai dẳng không dứt có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và bạn cần đi thăm khám để điều trị.

Trào ngược dạ dày thực quản thường gây ợ nóng, nhưng trong một số trường hợp có thể gây ra ho và khò khè. Các acid dạ dày gây kích thích các dây thanh âm và khiến bạn bị ho dai dẳng.

Các bệnh dị ứng do thời tiết thường xảy ra vào mùa xuân hoặc mùa thu. Nếu các triệu chứng dị ứng của bạn trở nên xấu đi thì rất có thể bệnh lí đang nặng lên. Lúc này, bạn có thể sẽ cần thuốc coricoid để làm giảm các triệu chứng ho.

Các thuốc ức chế men chuyển (ACE) để điều trị tăng huyết áp có thể gây ho kéo dài bởi chúng ức chế phân hủy bradykinin. ACE có thể gây ho sớm hoặc sau một vài tháng sử dụng và bạn nên đến bác sĩ kiểm tra và đổi thuốc nếu cần.

Thuốc chẹn beta điều trị bệnh tim có thể gây chẹn ở đường thở của bạn. Vì vậy, việc sử dụng các thuốc này có thể khiến bạn bị ho.

Ho mạn tính thường gặp ở những người sống ở thành thị hoặc gần những vùng bị ô nhiễm không khí.

Theo Viện sức khỏe quốc gia Mỹ, những người trên 40 tuổi bị viêm khớp dạng thấp cũng có thể bị xơ phổi. Bệnh lý này có thể gây tổn thương phổi, dẫn đến ho kéo dài. Trên thực tế, ho cũng có thể là một triệu chứng sớm của xơ phổi.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, các dây thần kinh có thể gửi các thông tin sai đến phổi gây ho.

Các vấn đề về nuốt rất có thể là nguyên nhân gây ho dai dẳng. Bạn nên đến gặp các chuyên gia hoặc tập luyện các bài tập về nuốt. Ảnh: iStock.

Video “Xử trí nhanh cơn ngừng thở khi ho ở trẻ”. (Nguồn VTC)

Thảo Nguyên (Theo RD)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/10-thu-pham-khien-ban-bi-ho-dai-dang-khong-dut-1015279.html