10 thói quen tưởng hữu ích nhưng lại ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe

Trang Bright Side đã đưa ra một danh sách những thói quen hàng ngày nên từ bỏ bởi vì chúng không hữu ích như mọi người vẫn nghĩ.

1. Uống nhiều loại vitamin tổng hợp

Tiêu thụ vitamin tổng hợp và tất cả các loại phụ gia sinh học không làm giảm nguy cơ phát triển một số bệnh và không có tác dụng gì cho bộ não hoặc khả năng làm việc của bạn. Một nhóm các nhà khoa học ở Mỹ đã đưa ra kết luận này sau khi thực hiện hàng loạt các xét nghiệm lâm sàng với sự tham gia của hơn 450.000 người. Kết quả của các nghiên cứu chỉ ra rằng dùng vitamin tổng hợp thực sự có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn.

2. Uống nước ép trái cây

Không phải ai cũng biết nước ép trái cây chỉ tốt cho cơ thể trong một số trường hợp. Với một số bệnh nhân, các loại nước ép thậm chí có thể gây ra tổn hại nghiêm trọng cho cơ thể. Ví dụ, nước ép nho không được khuyến khích cho những người thừa cân hoặc những người mắc bệnh tiểu đường.

Hơn nữa, nước hoa quả nhiều khi trở thành chất gây dị ứng mạnh. Bạn nên đặc biệt cẩn thận khi dùng cho trẻ em. Chỉ nên cho uống với một lượng nhỏ, và nếu có thể, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước.

3. Không ăn mì chính

Nghiên cứu cho thấy rằng các triệu chứng khó chịu mà mì chính được cho rằng gây ra ở người, chẳng hạn như buồn nôn và đau đầu, chỉ xảy ra khi bạn ăn một cái gì đó nhiều hơn 3g chất này ở dạng nguyên chất của nó. Và dường như bạn không thể gặp phải điều này. Đồng thời, các sản phẩm thực phẩm có chứa glutamate không gây hại cho sức khỏe của bạn.

4. Chế độ ăn kiêng giúp “thanh lọc” cơ thể

Chế độ ăn Detox, hiện đang được phổ biến với tốc độ nhanh chóng ở khắp mọi lứa tuổi, hứa hẹn sẽ loại bỏ độc tố trong cơ thể con người. Nhưng các chuyên gia đều chỉ ra rằng cơ thể có thể tự giải quyết các độc tố này mà không cần bất cứ tác động nào từ bên ngoài. Nếu gan và thận của bạn không hoạt động đúng cách bạn nên đến gặp bác sĩ thay vì chỉ đơn giản là uống nhiều sinh tố hoặc cocktail hơn.

5. Chỉ tiêu thụ các sản phẩm ít chất béo

Như với carbohydrate và protein, cơ thể chúng ta cần chất béo, và vì vậy việc trao đổi các loại thực phẩm thông thường có hàm lượng chất béo không phải là cách tốt nhất để cắt giảm lượng calo. Hơn nữa, trong nhiều sản phẩm, việc giảm chất béo được bù đắp bởi hàm lượng đường cao hơn có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.

6. Không sử dụng lò vi sóng

Sử dụng lò vi sóng để hâm nóng thực phẩm thực sự có thể phá hủy các chất hữu ích chứa trong đó, nhưng điều tương tự cũng có thể xảy ra khi bạn hâm nóng thức ăn bằng lò nướng hoặc đun lại bằng bếp ga. Và trong một số trường hợp, thực tế là lò vi sóng là sự lựa chọn ưa thích của rất nhiều người. Ví dụ, hâm nóng trong lò vi sóng có thể bảo quản tốt hơn các chất như vitamin C.

7. Bảo quản thực phẩm trong hộp nhựa

Nhiều hộp nhựa có thành phần là những chất hóa học nhân tạo, chẳng hạn như Phthalate và Bisphenol. Đây là những chất có hoạt tính cao, nếu để trong hộp nhựa một thời gian dài, các chất này có thể ngấm vào thức ăn, nước uống. Việc hấp thụ chúng vào cơ thể ảnh hưởng không tốt đến cơ quan nội tiết.

Một khuyến cáo được đưa ra là nên bảo quản và lưu trữ thực phẩm trong bình thủy tinh, gốm hay thép không gỉ. Ngoài ra, cần chú ý đến các biểu tượng thông báo mà nhà sản xuất hướng dẫn in trên nhãn mác. Nó chứa các thông tin hữu ích về cách sử dụng các loại bình chứa này.

8. Đánh răng ngay sau khi ăn

Từ lâu, các nha sĩ đã khuyến cáo rằng, bạn nên đánh răng sau khi ăn ít nhất 30 phút đến 1 tiếng. Nếu đánh răng ngay sau khi ăn, nhiều thực phẩm và đồ uống, đặc biệt là những thứ có tính axit cao ảnh hưởng không tốt đến men răng cũng như các lớp dưới nó (ngà răng). Sự chuyển động của bàn chải đánh răng vô tình đẩy axit xuống sâu hơn và tiếp xúc gần hơn với ngà. Điều này về lâu dài sẽ làm men răng của bạn tổn thương.

9. Sử dụng xà phòng kháng khuẩn

Luôn có một số lượng lớn các vi khuẩn có lợi sống trên bề mặt của da, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Nếu sử dụng xà phòng kháng khuẩn thường xuyên sẽ vô tình tiêu diệt những vi khuẩn có lợi này, đồng nghĩa với tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại thâm nhập vào cơ thể. Các bác sĩ da liễu luôn khuyên bạn hãy sử dụng xà phòng kháng khuẩn cho các vết cắt, vết trầy xước, và không nên sử dụng chúng để rửa tay nhiều hơn hai lần một tuần.

10. Sử dụng gel rửa tay diệt khuẩn không chứa cồn

Gel rửa tay diệt khuẩn thực sự giúp loại bỏ nhiều loại vi khuẩn và vi trùng khác nhau. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng trong trường hợp các loại gel đó không dưới 60% cồn. Nước rửa tay khác không loại bỏ tất cả các loại vi sinh vật. Chúng không có tác dụng thay cho Norovirus hoặc cryptosporidia. Hơn nữa, bất kỳ khi nào bạn tiếp xúc với thuốc trừ sâu hoặc những vật ô nhiễm thì vi khuẩn sẽ không được rửa sạch như khi bạn dùng chất lỏng có cồn.

Thảo Minh (T/h)

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/tin-tuc/10-thoi-quen-tuong-huu-ich-nhung-lai-anh-huong-rat-xau-den-suc-khoe-a239982.html