10 nữ vương quyền lực và nổi tiếng nhất trong lịch sử

Nữ hoàng Nga Catherine Đại Đế, Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra hay Nữ hoàng Anh Elizabeth I... đều là những vị nữ vương tài giỏi và có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử.

 Nhắc đến những nữ hoàng quyền lực nhất chắc chắn phải kể đến Nữ hoàng Nga Catherine Đại Đế (trị vì nước Nga từ năm 1762-1796). Thời trẻ Catherine là công chúa nước Phổ được gả cho Hoàng đế Nga Peter II (con trai của Peter Đại đế). Khác với cha mình, Vua Peter II là người vô lý và nông cạn, điều này khiến số người ủng hộ ông ngày càng giảm, Nữ hoàng Catherine cùng những người thân cận đã nhân cơ hội này lên kế hoạch lật đổ ông, nắm quyền cai trị đất nước

Nhắc đến những nữ hoàng quyền lực nhất chắc chắn phải kể đến Nữ hoàng Nga Catherine Đại Đế (trị vì nước Nga từ năm 1762-1796). Thời trẻ Catherine là công chúa nước Phổ được gả cho Hoàng đế Nga Peter II (con trai của Peter Đại đế). Khác với cha mình, Vua Peter II là người vô lý và nông cạn, điều này khiến số người ủng hộ ông ngày càng giảm, Nữ hoàng Catherine cùng những người thân cận đã nhân cơ hội này lên kế hoạch lật đổ ông, nắm quyền cai trị đất nước

Trong thời gian trị vì của mình, Nữ hoàng Catherine Đại Đế đã đạt được nhiều thành tựu lớn: bà đã mở rộng biên giới nước Nga, cải tiến tư pháp, cải cách hành chính, tham gia vào quá trình nghiên cứu vắc-xin phòng 1 số loại bệnh, xây dựng nhiều nơi bảo tồn nghệ thuật. Đặc biệt nhất, Nữ hoàng Nga đã phát triển hệ thống giáo dục và thành lập trường học đầu tiên dành cho phụ nữ ở Nga. Đây được xem là 1 bước tiến quan trọng bởi thời điểm ấy, phụ nữ tại nhiều quốc gia trên thế giới còn chưa được học chữ

Nữ hoàng Ai Cập Hatshepsut cai trị Ai Cập từ năm 1478-1459 TCN. Nữ hoàng Hatshepsut là vị Pharaoh thứ 5 trong triều đại thứ 18 của Ai Cập. Bà cũng là vị nữ vương thứ 2 nắm quyền cai trị đất nước này. Hatshepsut kết hôn với người anh cùng cha khác mẹ là vua Thutmose II. Tuy nhiên, không lâu sau đó, vua Thutmose II qua đời, Hatshepsut đã lên nắm quyền trị vì đất nước

Trong thời gian cai trị đất nước, Nữ hoàng Hatshepsut đã đấy mạnh và phát triển giao thương Ai Cập. Bên cạnh đó, bà đã cho xây dựng nhiều công trình vĩ đại như Đền thờ Deir el-Bahri, nơi chôn cất thi hài bà sau khi chết. Đền thờ này đã trở thành 1 trong những công trình cổ đại, nổi tiếng nhất thế giới

Nhắc đến nữ hoàng Ai Cập, không thể bỏ qua cái tên Cleopatra. Cleopatra VII là con gái thứ ba của vua Ptolemy XII Auletes. Khi vua cha qua đời vào mùa xuân năm 51 TCN, Cleopatra VII mới chỉ 18 tuổi. Bà đã lấy em trai và lợi dụng việc này để củng cố ngôi vị của mình. Sau đó, nữ hoàng Clepopatra còn nhận được sự hậu thuẫn của 2 vị tướng lừng danh khi ấy là Julius Caesar và Marcus Antonius

Dưới sự cai trị của nữ hoàng Cleopatra, thủ phủ Alexandria của Ai Cập trở thành thành phố hiện đại bậc nhất trên thế giới cổ đại với hàng loạt dịch vụ như: chăm sóc sức khỏe, khám nghiệm tử thi, thư viện... Thời điểm ấy, Alexcandria là điểm đến hấp dẫn của cả những nghệ sĩ lẫn các nhà khoa học trên toàn thế giới

Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ nhất là 1 trong những vị nữ vương có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới. Bà có tài năng chính trị, ngoại giao và quân sự, có phương pháp trị nước. Bà cai trị nước Anh và Ireland trong thời gian từ năm 1558-1603. Bà đã dành toàn bộ tâm huyết của mình để cống hiến và xây dựng đất nước

Nữ hoàng Elizabeth I được biết đến với cái tên Nữ hoàng Đồng trinh bởi bà dành cả cuộc đời cống hiến xây dựng nước Anh và không lập gia đình. Nữ hoàng Elizabeth I đã biến nước Anh trở thành 1 trong những đế quốc phát triển nhất. Tới nỗi sau này một đại quý tộc Anh đã phải nhận định: “Nước Anh tự hào vì có Nữ hoàng Elizabeth I"

Nữ hoàng Victoria cũng là 1 người đem đến nhiều đóng góp lớn cho nước Anh. Bà lên nắm quyền vào năm 1837 khi Đế quốc Anh đang ở thời kỳ hoàng kim với lãnh thổ trải rộng

Trong thời gian trị vì của mình, Nữ hoàng Victoria đã có nhiều đóng góp về cải cách chính trị và xã hội. Bà xóa bỏ chế độ nô lệ trên khắp đế chế của mình, ủng hộ đạo luật về lao động (quy định giảm thời gian làm việc ở các nhà máy dệt xuống còn 10 tiếng/ngày) và mở rộng, củng cố quyền bầu cử cho nam giới Anh

Từ Hi Thái Hậu của Trung Quốc là 1 vị nữ vương quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc. Từ Hi Thái hậu ra đời vào những năm 30 của thế kỷ 19 và là phi tần của Hoàng đế Hàm Phong. Sau khi Vua Hàm Phong qua đời, Từ Hi Thái Hậu đã tiến hành một cuộc đảo chính giành quyền cai trị Trung Quốc vào năm 1861. Lịch sử gọi đây là sự kiện Tân Dậu chính biến

Trong triều đại của mình, Từ Hi Thái Hậu đã dập tắt được nhiều cuộc bạo loạn, nỗ lực chấm dứt nạn tham nhũng và trọng dụng nhiều nhân tài của đất nước. Ngoài ra, bà còn có đóng góp quan trọng trong nền giáo dục Trung Quốc khi cho xây dựng trường học dạy tiếng nước ngoài để mở rộng giao thương, ngoại giao và hiểu biết với thế giới

Hoàng hậu Theodora là người đồng cai trị Đế chế Đông La Mã từ năm 527-548. Khác với những vị nữ vương khác trong lịch sử, Theodora là một ca kỹ và đã nhận được sự yêu mến của Thái tử Justinian, người sẽ sớm trở thành Hoàng đế La Mã

Trong thời gian trị vì bên cạnh chồng, Hoàng hậu Theodora đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề của nữ giới, bà ủng hộ luật cấm hiếp dâm và hỗ trợ những cô gái trẻ bị bán làm nô lệ tình dục

Hoàng hậu Áo Maria Theresa được biết đến là một trong những người trị vì đất nước lâu nhất tại châu Âu với nhiều thành tựu lớn. Bà và chồng có tới 18 người con, trong số đó có Hoàng hậu Pháp Marie Antoinette

Trong triều đại của mình, Hoàng hậu Maria Theresa phải đối mặt với nhiều sự phản đối việc nữ giới nắm quyền. Tuy nhiên, bà đã mạnh mẽ vượt qua những thử thách và củng cố được địa vị của mình. Bà đã đưa ra nhiều chính sách đối nội - đối ngoại đúng đắn, góp phần xây dựng sức mạnh mềm cho nước Áo. Ngoài ra, Maria Theresa còn củng cố sức mạnh quân sự và đưa Áo trở thành một đất nước hùng mạnh thời bấy giờ

Nữ hoàng Nhật Bản Suiko là vị hoàng đế nữ đầu tiên của đất nước này, trị vì Nhật Bản trong thời gian từ năm 592-628

Trong triều đại của mình, Nữ hoàng Suiko đã có nhiều đóng góp về mặt tôn giáo khi tuyên bố Phật giáo là tôn giáo chính thức của đất nước này. Ngoài ra, bà còn cho giới thiệu lịch Trung Quốc và học hỏi những tiến bộ Trung Quốc trong việc sắp xếp bộ máy nhà nước. Bà cũng đưa ra Hiến pháp đầu tiên của Nhật Bản quy định về tài năng và đức hạnh của quan chức

Người cuối cùng trong danh sách là Nữ hoàng Amalasuntha, người cai trị Đế chế Ostrogoth ở miền Bắc Italy từ năm 526-535. Trong thời gian trị vì của mình, Nữ hoàng Amalasuntha đã có đóng góp lớn trong việc bảo tồn nghệ thuật, các tác phẩm văn học và xây dựng nền giáo dục tại Đế chế Ostrogoth

Minh Hạnh (Theo NY Post)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/anh-10-nu-vuong-quyen-luc-va-noi-tieng-nhat-trong-lich-su/858205.antd