10 nguyên nhân dẫn đến khởi nghiệp thất bại

Khởi nghiệp đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ hướng đến. Nhưng do chưa hiểu đúng về dự án khởi nghiệp (start-up) nên nhiều doanh nghiệp trẻ đã thất bại. Dưới đây là 10 lý do hàng đầu dẫn đến thất bại và những lời khuyên bạn cần tránh.1. Không lập kế hoạch kinh doanh2. Chọn sai địa điểm kinh doanh3. Không chuẩn bị đủ vốn4. Quản lý không hiệu quả5. Mở rộng phát triển quá nhanh6. Nhân sự không 'chất lượng', chưa đủ mạnh7. Không xác định đúng và không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng 8. Chọn sai đối tác để khởi nghiệp9. Chưa biết cách tiếp thị, quảng bá thương hiệu đến khách hàng10. Chi tiêu quá tayNgọc Anh

Khởi nghiệp đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ hướng đến. Nhưng do chưa hiểu đúng về dự án khởi nghiệp (start-up) nên nhiều doanh nghiệp trẻ đã thất bại. Dưới đây là 10 lý do hàng đầu dẫn đến thất bại và những lời khuyên bạn cần tránh.

1. Không lập kế hoạch kinh doanh

Lập kế hoạch kinh doanh là hoạt động cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Có thể nói đây là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ gặp thất bại khi khởi nghiệp vì có những thiếu sót căn bản trong bản kế hoạch kinh doanh. Bản kế hoạch phải thực tế dựa trên những thông tin chính xác ở thời điểm hiện tại, và có dự tính trong tương lai.

Những thành phần chính cần phải có trong bản kế hoạch kinh doanh gồm mục tiêu, phân tích thị trường, tài chính, rủi ro, phân tích dòng tiền, dự toán doanh thu và chi phí,…

2. Chọn sai địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của một doanh nghiệp. Một địa điểm kinh doanh thuận lợi sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Ngược lại, vị trí xấu sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến phát triển của doanh nghiệp.

Khi lựa chọn địa điểm kinh doanh, bạn cần xem xét các yếu tố như khách hàng của bạn đang ở đâu, vị trí đối thủ cạnh tranh, giao thông,…

3. Không chuẩn bị đủ vốn

Một nguyên nhân phổ biến khác khiến bạn thất bạn là thiếu vốn hoạt động. Đối với những người lần đầu tiên bắt tay vào kinh doanh thường không hiểu rõ cách vận hành của dòng tiền; đưa ra dự trù nguồn vốn để khởi nghiệp quá thấp, hoặc đặt ra kỳ vọng quá cao vào doanh thu bán hàng.

Xác định nguồn vốn cần thiết để doanh nghiệp hoạt động là bước quan trọng khi khởi nghiệp. Ngân sách kinh doanh không chỉ bao gồm chi phí thành lập công ty mà còn bao gồm chi phí trong quá trình hoạt động.

Ngoài ra, bạn phải tính toán và cân nhắc thời gian có thể thu hồi vốn. Có nghĩa là nguồn vốn cần chuẩn bị phải đủ để trang trải tất cả chi phí cho đến khi hoạt động kinh doanh thu được lợi nhuận (đáp ứng được những chi phí của doanh nghiệp).

4. Quản lý không hiệu quả

Nhiều nghiên cứu cho thấy sự quản lý kém là yếu tố chính dẫn đến thất bại khi khởi nghiệp. Những bạn trẻ mới bắt đầu kinh doanh thường thiếu kinh nghiệm trong quản lý tài chính, sản xuất, tuyển dụng và nhân sự.

Để khắc phục vụ vấn đề này, các chủ doanh nghiệp hãy tự trang bị cho mình những kỹ năng còn thiếu. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn nhân viên có kinh nghiệm hoặc nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia để nâng cao hiệu quả công việc lên tốt nhất.

5. Mở rộng phát triển quá nhanh

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa thành công và tốc độ mở rộng kinh doanh. Đã có nhiều trường hợp thất bại khi khởi nghiệp do công ty phát triển quá nhanh chóng. Họ không thể chuẩn bị tốt nguồn nhân lực, tài chính cho hoạt động mở rộng. Khi đó, doanh nghiệp sẽ khó đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Đồng thời nhân viên cũng bị quá tải với khối lượng công việc quá lớn.

Tập trung vào tăng trưởng chậm nhưng ổn định là cách tối ưu nhất đối với các doanh nghiệp “trẻ”. Khi đã có cơ sở dữ liệu khách hàng và dòng tiền lưu thông ổn định, bạn có thể đưa ra quyết định chính xác về tốc độ tăng trưởng cho doanh nghiệp.

6. Nhân sự không "chất lượng", chưa đủ mạnh

Một trong các chìa khóa then chốt trong việc thành lập công ty, doanh nghiệp đó chính là nhân sự. Nhiều công ty khởi nghiệp ban đầu quy mô ít nhân viên nhưng khi họ đa năng, làm được nhiều việc nên phát triển nhanh, lại có thể tiết kiệm nguồn nhân lực cho công ty.

Ngược lại, nếu công ty của bạn có đội ngũ nhân viên hiệu suất làm việc thấp, bạn phải thuê nhiều người chỉ để làm các công việc giống nhau thì lúc này bạn nên xem lại hệ thống nhân sự của mình. Đây là yếu tố mà ít nhà kinh doanh nhận ra cho đến khi quá muộn.

7. Không xác định đúng và không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

Nhiều startup thành lập với các ý tưởng độc đáo, sáng tạo th,ế nhưng lại không phù hợp hay không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Trên thực tế, khách hàng rất ngại thử những sản phẩm mới của một công ty không có tên tuổi, chưa được xác nhận gì về uy tín.

Chính vì vậy, nếu sản phẩm hay dịch vụ của bạn quá mới lạ, chưa từng có trước đây, bạn có thể “làm thân” với khách hàng bằng cách chạy thử các chương trình thăm dò thị trường và sau đó điều chỉnh lại sản phẩm chính thức cho phù hợp với những người dùng phù hợp.

8. Chọn sai đối tác để khởi nghiệp

Khi thành lập công ty hay doanh nghiệp, bạn sẽ cần làm việc với các nhà cung cấp và các đơn vị hỗ trợ cho việc phát triển. Thế nhưng, việc chọn lựa không đúng cũng sẽ dẫn đến khởi nghiệp thất bại.

Chẳng hạn như trong khâu vận chuyển, bạn chọn được một đơn vị có mức giá dịch vụ cao, chất lượng lại không ổn định... Hoạt động cùng với đơn vị như vậy không chỉ khiến túi tiền của bạn ngày càng cạn kiệt mà còn giảm uy tín của trên thị trường - điều mà không công ty startup nào nên mắc phải.

9. Chưa biết cách tiếp thị, quảng bá thương hiệu đến khách hàng

Theo nhiều quan sát và thống kê về các doanh nghiệp startup trên thị trường, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một trong các nguyên nhân chính yếu dẫn đến khởi nghiệp thất bại là do doanh nghiệp chưa tiếp thị đúng cách. Bạn có thể bắt gặp một loại hình dịch vụ hay, hấp dẫn hay một loại sản phẩm chưa ai từng nghĩ đến, thế nhưng những sản phẩm, dịch vụ này nhanh chóng “chết yểu” vì không được quảng bá và thúc đẩy để tiếp cận đến những người dùng cần nó thực sự.

Để cải thiện vấn đề này, bạn nên tập trung vào yếu tố các kênh mạng xã hội, truyền thông, mạng Internet… thay vì các kênh quảng bá truyền thống.

10. Chi tiêu quá tay

Điều này đặc biệt xảy ra đối với các công ty mới bắt đầu, tất cả những người mới khởi nghiệp đều muốn sử dụng tiền để đầu tư vào những vấn đề theo cách của họ như tiếp thị, công nghệ, sản phẩm...

Nhưng điều quan trọng là phải phù hợp với ngân sách; nếu không tính toán cẩn thận bạn có thể bỏ ra nhiều tiền quá mức cần thiết và sẽ không còn đủ cho các hoạt động trong tương lai.

Ngọc Anh

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Nguồn Nghệ An: http://www.baonghean.vn/kinh-te/201711/10-nguyen-nhan-dan-den-khoi-nghiep-that-bai-2866633/