10 máy bay làm thay đổi cục diện trên không

Xin được giới thiệu loạt bài xếp hạng 10 máy bay tiêm kích 'làm thay đổi (bản chất) chiến tranh trên không'

5. Messerschmitt Bf. 109E. Đức, 1938

Khi nói vềMesserschmitt Bf.109Е , tôi xin lưu ý bạnđọc rằng lý do nó có mặt tại đây (trong bảng xếp hạng) là vì trên thực tế đây là chiếc máy bay tiêm kích thành công đầu tiên được trang bị động cơ làm mát bằng chất lỏng.

Người chiếc sỹ tiên phong của kỷ nguyên những động cơ như vậy (tức Messerschmitt Bf.109Е –ND) đã được sản xuất với số lượng lớn đến mức điên rồ và đã tham chiến trong suốt Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai- từ ngày đầu tiên cho đến ngày cuối cùng. Với nhiều biến thế khác nhau, tất nhiên.

Nhưng, điều quan trọng nhất là, Bf.109 của Đức đã trở thành một hình mẫu để toàn thế giới bắt chước. Chính kỹ sư tất cả những nước tham gia cuộc chiến tranh (nội chiến) tại Tây Ban Nha đã nghiên cứu rất kỹ kết quả sử dụng Bf.109 trong chiến đấu và ứng dụng những giải pháp kỹ thuật khi thiết kế nó để chế tạo các máy bay cho nước mình.

Và họ đã thành công. Nào là “Spitfire” (Supermarine Spitfire- máy bay tiêm kích Anh-ND), “Mustang” (P-51 “Mustang” -máy bay tiêm kích Mỹ-ND) “Yak” (máy bay Liên Xô-ND)- tất cả chúng- nói chung đều đã được “sáng tạo” nhưng dựa theo nguyên mẫu “tác phẩm” của Messerschmitt.

Làm mát động cơ bằng chất lỏng đã từng là một giải pháp kỹ thuật rất gây tranh cãi, nhưng lại cũng chính nó đã phục vụ rất lâu trong lực lượng không quân của nhiều quốc gia trên thế giới.

6. Messerschmitt Me-262. Đức, 1941

Với “Chim Nhạn" (tiếng Nga “Lastochka"- từ Tiếng Đức Schwalbe – “Chim nhạn”) mọi thứ đều đã rất rõ ràng, chúng ta cũng đã phân tích kỹ rồi. Chiếc máy bay tiêm kích phản lực hoàn chỉnh đầu tiên. Một máy bay đã quá nổi tiếng trong chiến tranh.

Đúng, quả Me 262 là một đại diện của một dòng máy bay hơi khác (phản lực), nhưng nó đã chiến đấu cùng “chiến hào” với các máy bay động cơ piston, và thực ra không thể nói rằng Me 262 quá vượt trội so với chúng (máy bay động cơ Piston). Cả người Mỹ và cả chúng ta đều đã bắn hạ được "Chim Nhạn". Không dễ dàng chút nào, nhưng đã bắn hạ được.

7. Ilyushin IL-2. Liên Xô, 1942

Có thể tranh luận dài dài về việc chiếc máy bay nào là máy bay cường kích đầu tiên. Nhưng còn về chuyện IL-2- đấy là máy bay cường kích đầu tiên, nói chính xác hơn, máy bay đầu tiên được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ cường kích, chắc sẽ không ai dám đứng ra tranh cãi.

Thân bọc thép- đấy cũng là một điểm mới. Nhưng điều quan trọng nhất, ngoài việc Il-2 không phải là một máy bay cường kích được “cải hoán” từ một máy bay tiêm kích đã cũ (thông lệ là như vậy), mà nó được thiết kế để làm máy bay cường kích ngay từ ban đầu.

Có thể nói rất nhiều vai trò của Il-2 trong cuộc chiến tranh đó (Chiến tranh Vệ quốc-ND), nhưng về việc cho đến tận bây giờ nó vẫn là kiểu máy bay được sản xuất với số lượng nhiều nhất trong lịch sử nhân loại cũng đã nói lên được nhiều điều. Một máy bay lý tưởng dành cho các đòn công kích chính xác nhằm vào các mục tiêu ở tuyến tiền duyên.

8. Boeing B-17 "Flying Fortress". Mỹ, 1937

Một chiếc máy bay đã trở thành biểu tượng của sự hủy diệt. Là “người” giữ kỷ lục về khối lượng bom đã ném. Và tôi tin chắc rằng không một chiếc máy bay nào khác lại tàn phá hủy diệt nhiều như “Pháo đài bay”.

Vâng, danh tiếng của nó đã có thể còn “lẫy lừng” hơn, nhưng- việc nghiền nát các thành phố cùng với nhiều thường dân đang sống trong đó là một công việc không mang lại nhiều vinh quang lắm.

Nhưng sự thật vẫn là sự thật: chính những chiếc “Pháo đài bay” này đã mở đầu một kiểu chiến tranh mới trên không. Phá sạch và đốt sạch những gì dưới mặt đất. Sau này, nguyên tăc trên (Phá sạch đốt sạch) đã được Không quân Mỹ áp dụng tại Triều Tiên, Việt Nam, Nam Tư, Lybia, Iraq và nhiều nơi khác. Chính “Pháo đài” đã đặt nền móng để xây dựng nên nguyên tắc đó.

9. Heinkel He.219 "Uhu". Đức, 1942

Máy bay tiêm kích đánh đêm, đã thế lại được xuất xưởng với số lượng không phải là nhiều nhất. Tuy nhiên, chính nó là một cây cầu bắc qua các thời đại.

Chiếc máy bay này đã bị lãng quên ngay sau khi chiến tranh kết thúc, nhưng những nguyên tắc được hiện thực hóa khi chế tạo nó đã trở thành những nguyên tắc kinh điển của kiểu máy bay này.

Radar, thiết bị nhận biết “địch-ta”, ghế nhảy dù tự bật cho kíp lái, buồng lái điều áp, súng máy điều khiển từ xa, vũ khí pháo mạnh.

Vâng, Heinkel He.219 "Uhu " đã không thể đóng một vai trò quá quan trọng trong cuộc chiến. Nhưng đây chính là một trường hợp, khi mà nhiều cái mới được sử dụng trong kết cấu máy bay sẽ mãi còn n dấu trong kết cấu các máy bay hiện đại nhất.

10. Fairey Swordfish (“Cá (mũi) kiếm”) . Anh, 1934

Giờ thì có người sẽ nói: Lạy Chúa, có phép lạ nào ở đây đâu- nó đã bị lãng quên từ lâu. Nếu nói như vậy là tuyệt đối sai!

“Mụ phù thủy bay”- thực sự là một trong những máy bay tấn công hiệu quả nhất! Và cùng với sự xuất hiện của máy bay phóng lôi như trên, cuộc sống trên biển đã không còn vô tư tự và đẹp đẽ nữa. Các con tàu bắt đầu chìm!

“Cá kiếm” đóng một vai trò rất lớn trong vụ đánh chìm con tàu bọc thép cỡ lớn “Bismarck” (của Đức Quốc xã). Nếu như không có quả ngư lôi ném từ máy bay, người Anh sẽ còn khóc chảy máu mắt nhiều hơn nữa vì chiếc tàu phù thủy này của Đức.

Chính “Cá kiếm” là kẻ đi tiên phong mở đường cho (trận) Trân Châu Cảng, vụ thảm sát Taranto, nhấn 2 tàu chiến bọc thép cỡ lớn (còn gọi là các “thiết giáp hạm” - là các tàu “Littorio” và “Conti di Cavour”) xuống đáy biển, đánh hỏng nặng 2 tàu chiến bọc thép cỡ lớn, 2 tàu tuần dương và 2 tàu khu trục.

"Cá kiếm" là máy bay lập kỷ lục khi chỉ sử dụng ba (3) quả ba ngư lôi mà đánh chìm 4 tàu đối phương. Tại bến cảng Sidi-Barani (trên lãnh thổ Ai Cập, bị người Ý chiếm đóng trong năm 1940), hai quả ngư lôi (của “Cá Kiếm”) đã phá hủy hai tàu ngầm và một tàu vận chuyển đạn dược. Tàu chở đạn nổ tung và làm một tàu khu trục đang đậu gần đó để nhận đạn dược cùng chìm xuống đáy càng.

Trên đây là bảng xếp hạng một số máy bay trong tất cả máy bay nửa đầu thế kỷ trước. Và, tôi chắc chắn rằng, bảng xếp hạng này rất công bằng, bởi vì không có điểm gì chung để nhét F-117 của cuối thế kỷ 20 với máy bay Fokker từ đầu thế kỷ vào một rọ được. Các thời đại khác nhau, các lớp máy bay khác nhau.

Chúng ta đã nói về 10 máy bay trong nửa đầu thế kỷ trước- những máy bay đã thực sự thay đổi bản chất của chiến tranh trên không. Có thể, sẽ có ai đó không đồng ý, và tôi muốn nhắc lại rằng: so sánh- đó là một công việc bạc bẽo.

Tuy nhiên, còn về nửa sau của thế kỷ 20, thì đó là thời đại của máy bay phản lực. (Đã có) Các quy tắc khác, các nguyên tắc khác.

Chính vì thế nên sẽ còn phần tiếp theo.

Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (còn tiếp)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/10-may-bay-lam-thay-doi-cuc-dien-tren-khong-3392887/