10 hoàng đế vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc

Họ là những vị hoàng đế khai thiên lập quốc ra vương triều mới hay có công thống nhất đất nước, góp phần ổn định xã hội, đưa đất nước phát triển.

Đường Thái Tông (599-649) được đánh giá là một trong số những vị hoàng đế vĩ đại nhất lịch sử Trung Quốc. Thời gian ông cầm quyền được người đời đánh là thời kỳ hoàng kim. Vào thời gian đó, nhà Đường là quốc gia lớn và hùng mạnh. Xã hội cũng vô cùng phát triển, đời sống người dân sung túc, no ấm.

Đường Thái Tông (599-649) được đánh giá là một trong số những vị hoàng đế vĩ đại nhất lịch sử Trung Quốc. Thời gian ông cầm quyền được người đời đánh là thời kỳ hoàng kim. Vào thời gian đó, nhà Đường là quốc gia lớn và hùng mạnh. Xã hội cũng vô cùng phát triển, đời sống người dân sung túc, no ấm.

Tần Thủy Hoàng (259 trước công nguyên - 210 trước công nguyên) là hoàng đế đầu tiên của nhà Tần. Ông có ảnh hưởng sâu sắc đến lịch sử Trung Quốc. Một trong số những thành công lớn nhất trong đời Tần Thủy Hoàng là việc thống nhất 6 tiểu quốc thành một quốc gia thống nhất, rộng lớn. Ông cũng là vị hoàng đế đi đầu trong việc xây dựng bộ máy chính quyền trung ương tập quyền ở Trung Quốc.

Hán Vũ Đế (156 trước công nguyên - 87 trước công nguyên) là vị hoàng đế thứ 7 của vương triều nhà Hán. Ông cầm quyền trong suốt 54 năm. Trong thời gian cầm quyền, Hán Vũ Đế đã không ngừng mở rộng lãnh thổ Trung Quốc, đồng thời đẩy mạnh phát triển Nho giáo.

Hoàng đế Khang Hy (1654-1722) được đánh giá là một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất lịch sử Trung Quốc. Ông đã thiết lập xã hội thái bình thịnh trị hơn 130 năm của nhà Thanh, sau nhiều năm đất nước chìm trong khói lửa, nạn can qua. Dưới thời cai trị của ông, nhà Thanh nắm quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, Mãn Châu, nhiều phần của vùng Cận Đông nước Nga cũng như bảo hộ Mông Cổ và Triều Tiên.

Tùy Văn Đế (541 - 604) là Hoàng đế sáng lập ra triều đại nhà Tùy. Ông lên ngôi báu từ năm 581 - 604. Ông là người có công thống nhất Trung Quốc vào năm 589 sau nhiều thế kỷ lãnh thổ quốc gia phân chia kể từ khi nhà Tấn sụp đổ.

Tống Thái Tổ (927 - 976) tên thật là Triệu Khuông Dẫn hoặc Triệu Khuông Dận, là hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Tống. Ông lên nắm quyền cửu ngũ chí tôn từ năm 960 - 976. Trong thời gian cầm quyền, ông đã có công củng cố chính quyền trung ương và làm suy yếu quyền lực của các lãnh chúa địa phương. Nhà Tống được mọi người biết đến với nền kinh tế thịnh vượng và văn hóa vô cùng phát triển. Những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực kinh tế, công nghệ, văn hóa thời đó khiến Trung Quốc trở thành quốc gia hàng đầu trên thế giới.

Minh Thái Tổ (1328-1398) còn được biết đến với tên gọi Chu Nguyên Chương, là người sáng lập ra nhà Minh và là hoàng đế đầu tiên của triều đại này. Ông và quân đội của mình đã thực hiện nhiều cuộc chinh phục các vùng đất, khiến nhà Nguyên sụp đổ, buộc người Mông Cổ phải rút về thảo nguyên ở khu vực Trung Á. Trong thời gian cầm quyền, ông đã nỗ lực chống tham nhũng và tăng cường hệ thống pháp luật, xây dựng các cung điện hoành tráng.

Hán Quang Vũ Đế hay Hán Quang Vũ, tên thật là Lưu Tú (5 trước công nguyên - 57) là hoàng đế có công sáng lập nên nhà Đông Hán. Ông từng tham gia khởi nghĩa Lục Lâm chống lại chính quyền Vương Mãng. Sau đó, Hán Quang Vũ Đế đã đánh bại các lực lượng cát cứ và thống nhất quốc gia, mở ra thời kỳ thịnh trị của Trung Quốc sau nhiều năm chìm trong khói lửa.

Võ Tắc Thiên (625-705) là người phụ nữ đầu tiên nắm giữ ngôi vị cửu ngũ chí tôn trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Quốc. Được miêu tả là một người phụ nữ độc ác và tàn nhẫn, Võ Tắc Thiên sử dụng tất cả phương pháp, công cụ để đạt được mục đích. Mặc dù vậy, trong thời gian cầm quyền, bà đã đạt được những thành tựu đáng nể - đó là thông qua một số quy định chính trị tự do, cấp tiến bao gồm việc lựa chọn nhân tài, phát triển kinh tế và góp phần đưa xã hội vào đúng trật tự.

Minh Thành Tổ (1360 - 1424) là vị hoàng đế thứ ba của nhà Minh, tại vị 1402 – 1424. Ông đã ra lệnh cho Trịnh Hòa - nhà hàng hải và nhà thám hiểm nổi tiếng nhất thực hiện cuộc hành trình khám phá, thăm dò Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ông đã chuyển kinh đô về Bắc Kinh cũng như có công trong việc chỉ đạo xây dựng Tử Cấm Thành.

Theo Tâm Anh/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/10-hoang-de-vi-dai-trong-lich-su-trung-quoc/20190829091355876