10 điều cần biết về giải bóng đá Ngoại hạng Anh (Phần cuối): Tiền, tiền và tiền

Ở phần cuối, chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu về những gì có thể chưa biết về Premier League.

6. TRẬT TỰ ĐÃ ĐƯỢC THIẾT LẬP

Thành công thường tạo ra thành công, bởi vì cách nhanh nhất để giành chiến thắng phần nhiều là 'tài chính'. Các đội chiến thắng nhiều nhất sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Như vậy, có một số ít câu lạc bộ trong bất kỳ giai đoạn nhất định nào đều có khả năng cạnh tranh các danh hiệu hàng đầu.

Manchester United là những người thành công nhất với 13 chức vô địch Premier League (và 7 danh hiệu từ trước). Từ những năm 90 của thế kỷ trước đến giai đoạn đầu thiên nhiên kỷ mới, chỉ có Arsenal là đội mang đến thách thức cho Quỷ đỏ. Đội chủ sân Emirates đã giành 3 chức vô địch.

Nhóm Big Six được thành lập dựa trên cơ sở 'Big four' từ trước.

Từ đó trở đi, khi mà Arsenal thất thế, sức mạnh tài chính đã biến Chelsea và sau này là Man City trở thành những đối trọng thực sự với Man Utd, thậm chí The Citizens còn đang cho thấy họ vượt trội so với phần còn lại. Đó là chưa kể đến Tottenham và Liverpool, những người đều mang đến nhưng khó khăn nhất định cho bất cứ đội bóng nào ở top đầu.

Trước kia, chúng ta thấy sự hình thành của nhóm 'Big Four' và bây giờ, khái niệm này đã mở rộng ra thành 'Big Six'. Câu chuyện thần kỳ của Leicester City cách đây 2 năm, hay Everton có vé chơi tại Champions League hơn 10 năm trước (sơ loại) đều chỉ như tia sáng le lói rồi vụt tắt.

7. NHƯNG ĐÔI KHI NÓ ĐÃ THAY ĐỔI

Leicester hay Everton là những ví dụ điển hình về sự vươn lên của các đội bóng yếu thế tại Premier League. Tuy nhiên, chính đội chủ sân Goodison Park đã từng rất nhiều lần xuống hạng ở giai đoạn đầu kỷ nguyên giải đấu được thành lập từ năm 1992. Và bây giờ, nếu họ tiếp tục bị như vậy, người ta sẽ coi đó là bất ngờ, vì dù sao Everton cũng không phải đội bóng quá yếu ớt so với nhiều câu lạc bộ khác.

Leicester City và câu chuyện thần kỳ năm 2016.

Thực tế, sự thay đổi phần nào đã đến khi Man Utd và Arsenal chấm dứt thời kỳ hoàng kim của Sir Alex Ferguson cũng như Arsene Wenger. Trong khi đó, Chelsea - Man City - Liverpool cũng phần nào cho thấy sự không ổn định ở quãng ngắn với việc thay huấn luyện viên liên tục, điều đó đã kéo theo những mùa giải thất bại thảm hại trong suy nghĩ của chính họ.

Thành thật mà nói, cũng như tiêu đề ở phần này, trật tự đã từng thay đổi ở giải đấu, nhưng chắc chắn nó không mang tính ổn đinh, vì dù sao những đội bóng 'lắm tiền nhiều của', giàu bản sắc thương hiệu đều có những lợi thế nhất định trong việc tìm lại ánh hào quang xưa cũ, hoặc ít nhất cũng nằm trong top cạnh tranh danh hiệu. Còn lại những đội bóng nhỏ, họ vẫn sẽ phải sống kiếp lót đường hoặc trụ hạng...

8. THỜI HẠN CHUYỂN NHƯỢNG

Trước đây, TTCN ở Anh có vẻ như khác hoàn toàn với phần còn lại trên thế giới, vì nó được thực hiện dựa trên cơ chế 'tiền mặt' và không có hệ thống dự thảo trong bóng đá (ngoại trừ MLS), cũng như hệ thống tài chính tập trung. Câu lạc bộ chỉ đơn giản là mua và bán người chơi với bất kỳ mức giá nào họ đồng ý, bất chấp hợp đồng giao kèo có thể ở giai đoạn cuối (có thể ra đi miễn phí).

Chelsea bỏ ra 50 triệu bảng để mua Fernando Torres từ Liverpool vào ngày cuối cùng của kỳ CN.

Trong nhiều năm, cầu thủ ở Anh có thể được mua và bán bất cứ lúc nào (ngoại trừ một thời gian ngắn vào cuối mùa giải). Nhưng, năm 2002, mọi thứ đã thay đổi theo chỉ thị của liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA). Điều này có nghĩa là các câu lạc bộ giờ đây chỉ có thể đăng ký cầu thủ mới từ ngày 1 tháng 7 đến 9 tháng 8 (có thể kéo dài thêm 2 giờ nếu đạt thỏa thuận).

Vì thế, quy tắc mới đã tạo ra nền văn hóa 'chuyển nhượng'. Vì ngày 'deadline' (như hôm qua), chúng ta sẽ được chứng kiến cảnh tượng các câu lạc bộ phải chạy đua với thời gian để kịp hoàn thành những thỏa thuận của riêng họ. Trong khi đó, người hâm mộ chỉ còn cách theo dõi các trang mạng tin tức về bóng đá để hy vọng xem điều gì mới sẽ xảy ra.

9. CÁC ĐẠI DIỆN PREMIER LEAGUE VẪN CHƠI Ở VÀI GIẢI ĐẤU KHÁC NHAU

Giải NHA hiện tại có 20 đội cạnh tranh, nhưng họ cũng tham gia vào một giải đấu khác có tên là FA Cup. Tuy nhiên, giải đấu lâu đời nhất thế giới có sự góp mặt của 736 đội bóng thuộc liên đoàn bóng đá Anh. Nhưng những người đến từ Premier League chỉ bắt đầu tham dự khi FA Cup còn lại 64 đại diện.

Arsenal và chức vô địch FA Cup an ủi sau nhiều năm không thể vô địch Premier League.

FA Cup từng là niềm tự hào và được diễn ra vào cuối mùa, nhưng vì giải thưởng thấp (do các nhà tài trợ) nên nó đã đánh mất sự hấp dẫn từ 2 thập kỷ qua.Tuy nhiên, chiến thằng ở đây cũng là một thành tích đáng kể, đặc biệt là dành cho những người không còn cơ hội lên ngôi tại Premier League.

Ngoài ra, Carabao Cup (League Cup) cũng là sân chơi có sự góp mặt của các đại diện Premier League, dù vậy giải đấu này không có nhiều uy tín như FA Cup và chúng ta thường thấy những đội bóng lớn ra sân với nhiều cầu thủ trẻ. Nhưng phần nào đó, League Cup cũng mang lại sự cạnh tranh nhất định, vì đội vô địch có quyền chơi tại Europa League, và đó là phẩn thưởng rất lớn giành cho những đội bóng nhỏ tại Anh.

10. CÔNG TÁC QUẢNG BÁ & TRUYỀN HÌNH QUÁ TỐT SO VỚI PHẦN CÒN LẠI Ở CHÂU ÂU

Đây là điều thực tế, vì Premier League luôn là nơi kiếm được rất, rất nhiều tiền từ việc chia sẻ bản quyền hình ảnh. Và đó cũng là nhờ vào tư duy làm kinh tế từ ban tổ chức giải đấu.

Ví dụ điển hình là đội bóng nào chiến thắng trong trận chung kết (Playofff) thăng hạng Premier League, đội bóng đó sẽ nhận được số tiền thưởng tổng cộng lớn hơn rất, rất nhiều lần các nhà vô địch Champions League. Một điều hết sức khủng khiếp nếu nói đến tầm cỡ chuyên môn.

Đây là Fulham chứ không phải Real Madrid.

Cách đây không lâu, Aston Villa và Fulham phải đối đầu nhau trong trận tranh vé thăng hạng, và người chiến thắng là đội bóng đến từ London. Bạn biết không? họ đã nhận được 160 triệu bảng nhờ tiền chia bản quyền truyền hình. Số tiền này sẽ còn tăng lên đến 280 triệu bảng, nếu như Fulham tiếp tục trụ lại giải Premier League thêm mùa kế tiếp.

Số lợi nhuận này tính ra nhiều gấp mấy chục lần nếu so với đội thắng trong trận chung kết Champions League diễn ra cùng ngày và chỉ sau vài giờ tại Kiev giữa Liverpool và Real Madrid, với đội thắng chỉ nhận thêm hơn 4 triệu bảng từ LĐBĐ châu Âu (UEFA) và một suất dự giải này ở mùa tới.

Tính tổng cộng thì đội vô địch Champions League cũng nhận cao nhất chừng 50 triệu bảng khi tính thêm tiền chia từ các trận ở các vòng trước, nhưng vẫn còn thua rất xa so với lợi nhuận của đội thắng trận play-off lên hạng Premier League.

Vũ Quang Toản

Nguồn Bóng Đá: http://www.bongda.com.vn/10-dieu-can-biet-ve-giai-bong-da-ngoai-hang-anh-phan-cuoi-tien-tien-va-tien-d459088.html