10 điều cần biết về giải bóng đá Ngoại hạng Anh (Phần 1): Sự khác biệt so với Châu Âu

2h00, rạng sáng ngày thứ 7 (giờ Việt Nam) sẽ là lúc Premier League 2018-19 khai màn, và bây giờ hãy cùng điểm qua những điều thú vị liên quan đến giải đấu.

Premier League hiện đang sở hữu 3/4 thủ môn có giá trị chuyển nhượng cao nhất lịch sử bóng đá thế giới, đó là Ederson Moraes (Manchester City), Alisson Becker (Liverpool) và Kepa Arrizabalaga (Chelsea).

Thủ thành Ederson đến với sân Etihad vào mùa hè năm ngoái từ Benfica, cùng mức giá 35 triệu bảng (40 triệu euro). Anh hiện đang đứng ở vị trí thứ 4 về giá trị chuyển nhượng, sau Gianluigi Buffon (53 triệu euro, từ Parma đến Juventus), và 2 người trên.

Chelsea và Liverpool đã biến Alisson và Zabalaga thành 2 thủ môn có giá trị cao nhất lịch sử chuyển nhượng.

Mùa hè này, Liverpool và Chelsea đã thay nhau phá kỷ lục cho một vị trí không được đánh giá cao về giá trị (trong khung gỗ). Sau khi Alisson đến Anfield từ AS Roma với số tiền khủng khiếp ~67 triệu bảng, Chelsea ngày hôm qua thậm chí còn chơi sang hơn với ~71 triệu bảng để 'xé toạc' giao kèo giữa Zabalaga và Athletic Bilbao.

Độ chịu chơi của Chelsea còn thể hiện ở chỗ, họ chấp nhận chia tay thủ thành Thibaut Courtois với múc giá chưa bằng một nửa tân binh 23 tuổi (35 triệu bảng). Nhiều người đang tự hỏi rằng không biết David De Gea có mức giá bao nhiêu nếu Manchester United đưa anh lên TTCN?

Nhưng có thể, ngoài điều trên, chúng ta còn chưa biết hết về Premier League. Vì thế, BongDa.com.vn sẽ giới thiếu đến quý độc giả những điều thú vị về giải đấu được coi như một trong những sân chơi bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh này:

1. CHỈ SỐ PHỤ

Nếu như một vài giải đấu hàng đầu tại Châu Âu dùng kết quả đối đầu để phân định ngôi vô địch, nếu có 2 đội bằng điểm nhau ở cuối mùa, thì Premier League lại ưa thích dùng 'hiệu số bàn thắng' nếu có trường hợp này xảy ra.

Aguero từng trở thành nhân vật chính trong chức vô địch 'bàn thắng' của Man City mùa 2011-12.

Không có hệ thống 'playoff' để xác định đội chiến thắng chung cuộc, trừ khi hai (hoặc nhiều) đội kết thúc ở vị trí cao nhất với cùng số điểm, và cùng các chỉ số phụ như trên. Điều này chưa bao giờ thực sự cần thiết trong lịch sử bóng đá Anh, mặc dù vậy, không nhiều người biết đó là quy tắc chung ở giải đấu.

Ví dụ điển hình cho cách tính này của BTC Premier League là ở mùa giải 2011-12, khi đó bộ đôi thành Manchester đều có 89 điểm nhưng The Citizens đã lên ngôi vô địch vì họ có hiệu số bàn thắng bại là +64, trong khi United chỉ là +56. Đó cũng là chức vô địch đánh dấu cho đế chế màu xanh cho đến ngày hôm nay.

2. TOP 4 CŨNG LÀ MỘT 'DANH HIỆU'

Dĩ nhiên, vô địch Premier League là điều ai cũng mong muốn, nhưng khi bạn biết mình không thể lên ngôi kể từ giai đoạn sau mùa giải, khi đó cuộc chiến dự Champions League là điều khốc liệt chẳng kém ngôi đầu.

Thành thật mà nói, những đội bóng Anh giờ đây không còn là những con 'ngáo ộp' tại Champions League cũng như Europa League, vì thế họ buộc phải dồn sức cho đấu trường quốc nội để chắc chắn về một tấm vé chơi tại giải đấu danh giá nhất lục địa già.

Champions League là sân chơi mang đến giá trị kinh tế béo bở cho các đội tham dự.

Đó là điều dễ hiểu, bởi miếng bánh tài chính khổng lồ đến từ bản quyền truyền hình đã thu hút họ, hơn nữa Premier League luôn là nơi được ưu tiên về sự chia sẻ tiền bạc, dù họ không lên ngôi ở Châu Âu. Ví dụ, Man Utd ở mùa giải 2016-17 chỉ được chơi tại Europa League, nhưng sự đột biến về lượt theo dõi giải đấu này đã khiến họ nhận được nhiều tiền hơn. Hoặc vài năm trở lại đây, Real Madrid vô địch liên tiếp nhưng họ cũng không vượt trội các đội bóng Anh về số tiền nhận được từ bản quyền truyền hình.

3. PREMIER LEAGUE LÀ 'ĐỈNH CỦA TẢNG BĂNG TRÔI'

Giải đấu này chỉ đơn thuần là bộ phận hàng đầu trong hệ thống giải đấu của người Anh, và được coi như 'kim tự tháp'. Trước khi Premier League được thành lập, LĐBĐ Anh bao gồm 4 bộ phận, trong đó có tổng số 92 câu lạc bộ khác nhau.

Premier League được thành lập vào năm 1992.

Hệ thống này vẫn còn tồn tại, nhưng bây giờ Premier League được điều chỉnh riêng biệt, nó nằm trên tất cả, theo thứ tứ giảm dần từ EPL (Premier League), EFL (Football League) - bao gồm Championship, League One, League Two.

Ngoài ra, vẫn còn những đội bóng khác được gọi là non-League, dành cho các đội 'nghiệp dư' ở hạng 5,6,7. Dù vậy, nếu chỉ tính cấp độ chuyên nghiệp thì người ta chỉ thường nói đến 92 đội bóng thuộc 4 giải đấu cao nhất xứ sương mù, như đã nói ở trên.

4. GIẢI CỦA ANH, NHƯNG VẪN CÓ ĐỘI NGOÀI ANH

Câu lạc bộ đầu tiên được nói đến như một đội bóng không thuộc nước Anh mà vẫn thi đấu ở Premier League là Swansea City, những người đến từ xứ Wales. Họ đã có một thời gian ngắn ở vị trí thứ 92 tại liên đoàn trong mùa giải 2002-03, nhưng đã thăng hạng EPL vào năm 2011.

Thực tế thì Swans đã xuống hạng từ cuối mùa trước nhưng năm nay vẫn có một đội khác cũng ở xứ Wales 'dạo chơi' tại Premier League, đó là Cardiff City, đội bóng cũ của ngôi sao Aaron Ramsey (Arsenal).

Cardiff và Swansea là 2 đội bóng ngoài Anh đã hoặc đang có mặt tại Premier League.

Để giải thích cho điều này, người ta nhìn vào quy mô 'tương đối nhỏ' của hệ thống giải đấu của xứ Wales. Có tổng cộng 6 câu lạc bộ đến từ mảnh đất đó đã chọn (và được chấp nhận) chơi tại Premier League. Không ai trong số họ từng xuất hiện ở giải đấu cho đến khi Swansea thăng hạng, nhưng Cardiff City cũng từng làm được điều đó vào mùa giải 2013-14.

Lan rộng ra toàn lãnh thổ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, vẫn có những đội được cho là nên tham gia Premier League như Celtic và Rangers, nhưng cho đến nay, mọi thứ vẫn chỉ là tin đồn.

5. KHÔNG AI AN TOÀN (ÍT NHẤT LÀ TRÊN LÝ THUYẾT)

Không giống như hầu hết các môn thể thao ở Mỹ, Premier League là một đặc quyền. Khi một đội ở đây, họ không tự động làm được - vì họ phải chiến đấu cho một vị trí ở lại giải. Mỗi năm, có 3 đội xếp dưới cùng phải chia tay và thay vào đó là 3 đội khác ở cấp dưới gần nhất.

Chelsea và Leicester từng lao đao sau khi giành chức vô địch Premier League.

Truyền thống hay bất cứ thứ gì ở giải đấu này không đảm bảo cho việc họ sẽ vẫn ở lại giải đấu, dù tỷ lệ này cực kỳ hiếm. Đã có nhiều trong số 22 câu lạc bộ đầu tiên thành lập giải đấu này vào năm 1992, từ lâu đã biến mất khỏi Premier Leage. Thậm chí, một vài đội vẫn đang ngụp lặn ở League two.

Ví dụ điển hình như Chelsea của Jose Mourinho cách đây vài năm, họ nghiễm nhiên là ĐKVĐ giải đấu, nhưng cũng ngấp nghé xuống hạng (ít nhất là thực tế trên bảng xếp hạng) vì dường như các cầu thủ không muốn chiến lược gia người Bồ tại vị. Dù sau đó họ đã ở lại giải đấu nhưng đó cũng là ví dụ cho sự khắc nghiệt ở Premier League.

Vũ Quang Toản

Nguồn Bóng Đá: http://www.bongda.com.vn/10-dieu-can-biet-ve-giai-bong-da-ngoai-hang-anh-phan-1-su-khac-biet-so-voi-chau-au-d458897.html