10 điều bạn cần ngưng chịu đựng ở nơi làm việc nếu muốn thành công lâu dài

Số liệu cho thấy con người thường thay việc mỗi 4 năm 2 tháng. Ở nơi làm việc thấy có những tình huống khác nhau, có những tình huống dễ chịu, vui vẻ, nhưng cũng có những tình huống không thể chịu nổi.

Có nhiều lý do khiến người ta bỏ việc và chuyện nhảy việc đôi khi cũng là điều cần thiết. Dưới đây là những tình huống báo hiệu đã đến lúc bạn cần thoát ra và xác định điều gì là tốt nhất cho bản thân cũng như sự nghiệp của mình.

1. Sự quan liêu không thỏa đáng

Nếu bạn phải xin phép cho bất kỳ hành động nào ở nơi làm việc, và xin nghỉ phép để đi du lịch càng là chuyện hết sức nghiêm trọng, nếu bạn phải làm báo cáo chi tiết cho tất cả những gì đã làm trong ngày và khi đo đếm lại thời gian bạn đã phải dành cho những nhiệm vụ đó, bạn nhận thấy mình mất quá nhiều thời gian cho chúng hơn là cho công việc chính... Đó là một bức tranh tệ hại nhưng nhiều công ty vẫn tiếp tục đòi hỏi từ phía nhân viên.

Forbes nhận xét những công ty như vậy là "chậm" và tệ cho sự phát triển trong sự nghiệp, vậy nên chẳng có lý do gì để nhẫn nhịn cả. Hãy làm gì đó để giảm bớt những việc vô nghĩa, quan liêu lại.

2. Có những thứ không được thảo luận

Nếu ai nói với bạn rằng thảo luận về lương là sai trái, bất lịch sự, thì hãy hiểu đó là lời cảnh báo. Nếu họ làm bạn cảm thấy tội lỗi khi đấu tranh vì lợi ích tài chính của mình, thì bạn cần biết rằng xây dựng sự nghiệp tốt ở 1 nơi như vậy sẽ rất khó khăn.

Hãy thỏa thuận lương với sếp và yêu cầu tăng lương với lý do khách quan, chẳng hạn lượng công việc tăng. Đây là điều hết sức bình thường.

3. Những khoản chi phí phụ

Đi làm là để bạn kiếm tiền chứ không phải tiêu tiền. Nếu bạn phải chi tiền dù chỉ là một chút thôi cho nhu cầu của công ty thì điều đó là không thỏa đáng và đó không phải là công ty tốt cho bạn.

Dù là những khoản chi nhỏ nhặt cho vật dụng văn phòng, bạn cũng có quyền yêu cầu công ty phải chi trả.

4. Bị đổ lỗi

Bạn đi làm vào sáng thứ 2, mở hộp thư và nhận được một lá thư đầy giận dữ của cấp trên nói bạn phải gửi dự chi cho dự án nào đó vào lúc 19 giờ thứ 7. Dù bạn chưa hề được giao nhiệm vụ trước đó và đến bây giờ bạn mới được biết, thì dù có cố gắng giải thích thế nào cấp trên cũng không nghe. Nếu vậy thì đây là lý do cho bạn nghĩ đến chuyện nhảy việc.

Nếu sếp đổ lỗi cho bạn vì không hoàn thành nhiệm vụ mà bạn không hề được báo trước hoặc cho bạn những nhiệm vụ lạ, mơ hồ, thì đã đến lúc bạn cần trao đổi lại với sếp để đi đến giải pháp phù hợp cho bạn.

5. Hứa hẹn rồi hứa hẹn...

Liên tục hứa hẹn sẽ tăng lương hay cho bạn thăng chức, cải thiện nơi làm việc, cho bạn đi đào tạo,... tất cả những lời hứa hẹn suông để giữ chân bạn lại.

Những ông sếp như vậy sẽ không bao giờ được ngồi lại cái ghế ấy lâu, vậy nên bạn cũng sẽ không nhận được gì từ những lời hứa ấy.

Nếu sếp hứa với bạn điều gì đó với một mốc cụ thể, một ngày cụ thể thì sẽ dễ để bắt họ giữ lời hứa hơn. Ví dụ nếu sếp hứa sẽ tăng lượng khi bạn hoàn thành nhiệm vụ nào đó, thì bạn có thể đảm bảo hoàn thành công việc tốt nhất.

6. Những lời nhờ vả gắn mác thân thiện

Đôi khi, sếp sẽ lợi dụng mối quan hệ thân thiện để bóc lột nhiên viên của mình. Nếu họ thực sự là bạn tốt của bạn hoặc đơn giản là một người rất tốt, bạn sẽ khó từ chối giúp đỡ họ: chẳng hạn hoàn thành nhiệm vụ nào đó, ở lại trễ thêm 1 giờ,... Nhưng nếu cứ liên tục như vậy, một ngày bạn sẽ nhận ra mình đang làm thêm giờ không công.

Những mối quan hệ thân thiện ở nơi làm việc là rất tuyệt vời trừ khi nó ảnh hưởng đến công việc của bạn. Nếu có thì hẳn bạn cũng không chắc nó có được gọi là tình bạn thực sự không.

7. "Công ty đang khó khăn"

Những lời nhắc nhở liên tục rằng công ty đang khó khăn sẽ chẳng bao giờ ngừng. Những nhiệm vụ đột xuất dần sẽ trở thành thường xuyên, mà bạn cũng sẽ không được tăng lương, hay những hứa hẹn thay đổi cũng sẽ không bao giờ trở thành hiện thực.

Trừ khi công ty nói rõ cho bạn giai đoạn khó khăn là bao lâu và bạn sẽ được đền bù thế nào khi làm ngoài giờ, thì bạn không nên thỏa hiệp. Đừng để tình trạng khó khăn tạm thời biến thành tình trạng lâu dài.

8. "Công ty đang ban ơn cho bạn"

Nếu bộ phận nhân sự xem việc cho bạn nghỉ ốm hay nghỉ phép giống như ban ơn, thì bạn cần xem xét lại. Đừng quên nhân viên có quyền nhất định và nếu những quyền đó bị tước đi thì công ty đã vi phạm pháp luật.

9. Thay đổi ưu tiên liên tục

Những nhiệm vụ khẩn cấp bỗng chống biến thành không khẩn cấp, cả ngày làm việc không có kế hoạch, mỗi giờ sếp lại bảo bạn hoãn việc đang làm và bắt đầu làm việc khác,... bạn đã bao giờ rơi vào tình huống ấy chưa? Nếu bạn bị giao phải làm gấp 1 việc rồi 5 phút sau lại bị hủy ngay lập tức, thì bạn sẽ không thể nào làm tốt và tập trung vào công việc của mình. Điều duy nhất bạn có được khi ở đây chính là căng thẳng triền miên.

Một người sếp tốt cần cho nhân viên một kế hoạch nhất định, việc thay đổi những ưu tiên chỉ là ngoại lệ chứ không phải nguyên tắc. Nếu sếp bạn thay đổi những ưu tiên ấy thì bạn cần lên tiếng về điều đó.

10. Bất bình đẳng giới

Đó có thể là những lời xúc phạm giới tính nơi làm việc, những lời đùa bỡn khiếm nhã, những câu nói kiểu như phụ nữ không thông minh như đàn ông, hay đàn ông thì phải thế này thế kia, hay là mức thu nhập chênh lệch giữa nam và nữ nhân viên...

Mọi sự bất bình đẳng giới sẽ dẫn đến căng thẳng và ảnh hưởng tiêu cực với sự tự tin của nhân viên.

(Theo Bright Side)

Nguồn Gia Đình Mới: https://www.giadinhmoi.vn/10-dieu-ban-can-ngung-chiu-dung-o-noi-lam-viec-neu-muon-thanh-cong-lau-dai-d16811.html