10 dấu hiệu nhận biết người bị rối loạn nhân cách ranh giới

Trong số 10 loại rối loạn nhân cách, rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là loại dễ bị chẩn đoán nhầm với các rối loạn nhân cách khác, theo Health.

Ảnh minh họa: Shutterstock

Ông John Oldham, tiến sĩ và là chủ tịch lâm thời về Khoa học tâm thần và hành vi tại Trường Y Baylor School (Mỹ), chia sẻ 10 dấu hiệu nhận biết một người mắc bệnh rối loạn nhân cách ranh giới.

Lòng tự trọng thấp

Những người mắc BPD có lòng tự trọng thấp, vì vậy họ chủ yếu dựa vào lời khen ngợi bên ngoài để giúp xác định khả năng của họ. Kèm theo đó là cảm giác tự ti và bất an.

Những người có BPD thậm chí có thể sao chép các hành động và hành vi của người khác, bởi vì khả năng độc lập và tự trị của họ là rất thấp.

Tránh suy nghĩ về tương lai

Những người mắc BPD thường thiếu sự tự định hướng. Họ có rất ít cảm giác biết những gì họ muốn trong cuộc sống hoặc những gì họ muốn hướng tới.

Khó đồng cảm

Những người mắc BPD đấu tranh với cả tự nhận thức và sự đồng cảm. Sự thiếu nhận thức là một trong những lý do khiến họ có xu hướng gặp khó khăn khi duy trì mối quan hệ lâu dài lành mạnh.

Lo lắng áp đảo

Tất cả chúng ta đều lo lắng trong một số trường hợp, nhưng đối với những người bị BPD, lo lắng luôn là đặc trưng trong cảm xúc của họ với sự lo lắng, căng thẳng, hoặc hoảng sợ. Những cảm xúc này thường phát sinh như một phản ứng quá nhạy cảm với hành động của người khác.

Sợ bị bỏ rơi

Sự sợ hãi cô đơn, từ chối, hoặc bị bỏ rơi là một dấu hiệu của BPD. Những bất an này khiến họ ghen tuông và có những hành vi hoang tưởng, chẳng hạn như kiểm tra email của người bạn đời.

Trầm cảm

BPD thường bị chẩn đoán nhầm là chứng trầm cảm kinh niên. Mặc dù trầm cảm phổ biến ở những người mắc BPD, nhưng các triệu chứng của họ có xu hướng biểu lộ một chút khác biệt, chẳng hạn như trầm cảm nặng hơn.

Thường xuyên thay đổi tâm trạng

Tâm trạng thất thường là một triệu chứng của BPD, làm cho nó dễ bị nhầm lẫn với rối loạn lưỡng cực. Những người mắc BPD có tâm trạng thay đổi nhanh và thường được thể hiện bởi hành động thái hóa. Ví dụ, nếu một đồng nghiệp đang bận làm việc nên không thể chào hỏi, họ có thể đột nhiên cực kỳ kích động.

Không kiểm soát sự tức giận

Họ là những người phóng đại các sự kiện. Chẳng hạn như chỉ một sự kiện nhỏ xảy ra lại khiến họ xem là sự kiện lớn hoặc rất lớn.

Không có khả năng kiểm soát hành động

Những người mắc bệnh này là những người bốc đồng, hiếu động và chấp nhận rủi ro thậm chí có thể dẫn đến tự hại mình, tiến sĩ Oldham.

Ý định tự tử

Trong thực tế, bệnh nhân BPD có ý định tự tử chiếm tỷ lệ 8-10%. Nguy cơ cao hơn ở những bệnh nhân này vì họ có thể bốc đồng. Thay vì chán nản, họ lại có thể thấy tự tử là giải pháp hợp lý nhất để ngăn chặn cơn đau.

Không giống như một số bệnh tâm thần, điều trị chính cho bệnh BPD là liệu pháp tâm lý, không phải thuốc.

Ngọc Lam

Nguồn Thanh Niên: http://thanhnien.vn/suc-khoe/10-dau-hieu-nhan-biet-nguoi-bi-roi-loan-nhan-cach-ranh-gioi-751864.html