10 câu hỏi thường gặp về xét nghiệm SARS-CoV-2

Trong bài viết này tổng hợp lại tất cả những thông tin về 4 loại test đang có của SARS-CoV-2 và các ưu nhược điểm liên quan.

1. Có bao nhiêu loại xét nghiệm SARS-CoV-2?

- 2 loại xét nghiệm thường gặp nhất là xét nghiệm tìm kháng nguyên virus và xét nghiệm tìm kháng thể của cơ thể.

* Tìm virus trực tiếp:

RT-PCR (chuỗi phản ứng polymesase – phiên mã ngược). XN này hiện tại là phương pháp duy nhất để phát hiện SARS-CoV-2. Cơ chế của nó là tìm ra đoạn gen RNA của virus có trong mẫu lấy từ phết mũi họng hoặc những vùng khác của đường hô hấp như phết họng, dịch rửa phế quản, nước bọt. Tải lượng RNA virus được đo bằng CT (ngưỡng vòng lặp). Đây là số vòng lặp nhân lên cần thiết để phát hiện được RNA virus với tín hiệu huỳnh quang, giá trị CT càng thấp thì tải lượng virus càng cao. CT <40 là dương tính với virus.

* Tìm kháng nguyên virus trong mẫu: hiện đang được phát triển để phát hiện ra protein của virus được gọi là kháng nguyên.

o Tìm kháng thể IgM, IgG: là tìm virus gián tiếp thông qua kháng thể trong máu. Kháng thể là các protein đặc biệt mà cơ thể sản sinh ra để chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Thông thường, sau khi nhiễm bệnh, phải mất một thời gian để cơ thể sản sinh ra các kháng thể và có thể phát hiện được trong máu. Hiện nay có 2 kỹ thuật để tìm kháng thể.o Kỹ thuật ELISA: định lượng nồng độ kháng thể IgM và IgG trong máu.o Kỹ thuật sắc ký miễn dịch (xét nghiệm nhanh): định tính kháng thể, tương tự như que thử thai.2. Mục đích của từng loại xét nghiệm là gì?

• RT-PCR hiện tại là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán một người hiện có đang nhiễm SARS-CoV-2 hay không.

• XN kháng thể huyết thanh rất quan trọng khi sử dụng trong cộng đồng để hiểu được sự phát tán của COVID-19, phát hiện những người có kháng thể và có khả năng tự bảo vệ trước virus. Những người này có thể cung cấp máu có kháng thể dùng để chống lại virus cho người đang bị bệnh. Đối với những công việc không thể làm từ xa hoặc có tính lây nhiễm cao như nhân viên y tế, nhân viên tại các cửa hàng bách hóa … việc phát hiện ra những người có kháng thể nhưng không còn lây bệnh nữa sẽ giúp tìm ra những cá nhân có thể quay trở lại làm việc một cách an toàn. Xét nghiệm này tuy quan trọng với cộng đồng nhưng không dùng để chẩn đoán một người có đang nhiễm SARS-CoV-2 hay không.

RT-PCR hiện tại là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán một người hiện có đang nhiễm SARS-CoV-2 hay không.

RT-PCR hiện tại là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán một người hiện có đang nhiễm SARS-CoV-2 hay không.

3. Thời gian làm xét nghiệm tối ưu?

• XN phát hiện được virus từ ngày 1 của triệu chứng và nhạy nhất trong vòng tuần đầu tiên sau khi có triệu chứng. Tỷ lệ dương tính giảm dần đến tuần thứ 3 và sau đó là không thể phát hiện được, ngoại trừ ở một số bệnh nhân nặng. Có một vài trường hợp có thể phát hiện được RNA virus đến tuần thứ 6 sau lần XN dương tính đầu tiên.

• Vì kháng thể xuất hiện và tăng lên nhiều nhất sau 2 tuần khởi phát bệnh, nên xét nghiệm kháng thể có độ nhạy tốt nhất là sau 2 tuần có triệu chứng mặc dù có thể dương tính kể từ ngày thứ tư. Xét nghiệm này đặc biệt quan trọng ở những bệnh nhân nhẹ tới trung bình mà đến xét nghiệm muộn, sau 2 tuần từ khi khởi phát bệnh.

4. Thời gian có kết quả của từng loại?

- Đối với kỹ thuật RT-PCR thông thường trong phòng thí nghiệm cần 4-6 giờ để cho ra kết quả. Còn xét nghiệm kháng thể bằng kỹ thuật ELISA trung bình mất 1-5 giờ để có kết quả nồng độ kháng thể trong máu. Riêng đối với xét nghiệm kháng thể nhanh chỉ cần 15-20 phút đã có kết quả có hay không có kháng thể.

5. Ai nên làm xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2?

- Những người có triệu chứng hay tiếp xúc gần với người được chẩn đoán nhiễm COVID-19 nên được xét ngiệm PCR phết mũi họng để chẩn đoán. Vì kháng thể cần thời gian để phát triển khi một người bị bệnh, vì thế xét nghiệm kháng thể sẽ không chính xác với những người mới mắc bệnh. Do đó, nếu kết quả xét nghiệm kháng thể là âm tính cũng không thể loại trừ một người không mắc bệnh và người đó vẫn phải cách ly 14 ngày kèm theo làm thêm xét nghiệm PCR để chẩn đoán, và nếu một người có xét nghiệm kháng thể là dương tính cũng không nói lên được người này đang mắc COVID-19.

6. Cách lấy mẫu xét nghiệm như thế nào?

• RT-PCR: mẫu là dịch chất trong đường hô hấp có chứa RNA virus như nước bọt, đàm, dịch mũi họng, dịch rửa phế quản. Xét nghiệm được thực hiện bằng cách đưa tăm bông dài vào mũi hoặc họng để phết lấy dịch chất. Thông thường mẫu tăm bông sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm và làm RT-PCR.

• Xét nghiệm kháng thể: tùy theo loại xét nghiệm có thể lấy máu từ tĩnh mạch đối với kỹ thuật ELISA hoặc trích máu từ đầu ngón tay đối với xét nghiệm kháng thể nhanh.

7. Độ nhạy, độ đặc hiệu, dương tính giả, âm tính giả của các xét nghiệm ra sao?

• Độ nhạy của RT-PCR thay đổi theo thời gian lấy mẫu. Một nghiên cứu ước tính độ nhạy của XN vào khoảng 62% vào ngày khởi phát và 80% sau 3 ngày có triệu chứng. Và độ đặc hiệu là 100%. Điều này gần đồng nghĩa với việc tỷ lệ dương tính giả (XN dương tính nhưng không bệnh) gần như là không có ngoại trừ mẫu lấy bị vấy nhiễm. Âm tính giả (XN kết quả âm tính nhưng có bệnh) chủ yếu là do thời gian lấy mẫu không phù hợp với diễn tiến bệnh hoặc thiếu sót trong kỹ thuật lấy mẫu, đặc biệt là phết mũi họng.

• Độ đặc hiệu của xét nghiệm kháng thể bằng kỹ thuật ELISA là >95%.

• Nếu kết hợp XN RT-PCR trong tuần đầu tiên với XN kháng thể ELISA tuần thứ 2 sẽ nâng độ nhạy lên đến 98.6%.

8. Tại sao có một số trường hợp xét nghiệm PCR có kết quả âm tính sau đó lại dương tính?

- Không chỉ riêng Việt Nam mà những nơi khác cũng thấy tình trạng này mặc dù không thường gặp. Hiện tại có nhiều suy đoán được đưa ra như cách lấy mẫu sai, do tái nhiễm hay virus tái hoạt hóa, hoặc lấy mẫu quá sớm trước khi có triệu chứng. Ngoài ra, nếu các lần lấy mẫu ở các vị trí khác nhau trong đường hô hấp sẽ có thể cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào độ nhạy và thời gian dương tính kéo dài ở mỗi vị trí. Ví dụ mẫu dịch rửa phế quản phế nang nhạy hơn so với mẫu phết họng.

9. Tại Việt Nam, nơi nào xét nghiệm RT-PCR?

- Hiện tại có 66 đơn vị trải dài từ Bắc đến Nam được Bộ Y tế Việt Nam cho phép thực hiện xét nghiệm PCR để khẳng định virus COVID-19. Bạn có thể tham khảo danh sách được cập nhật thường xuyên trên trang web của Bộ Y tế: https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/-cap-nhat-66-on-vi-uoc-bo-y-te-cho-phep-thuc-hien-xet-nghiem-khang-inh-covid-19

10. Các loại xét nghiệm mới đang phát triển?

- Với số lượng lớn xét nghiệm đang cần trong thời điểm hiện tại mà vẫn chưa có loại nào tối ưu nên các nhà khoa học vẫn đang tìm cách để xét nghiệm ngày càng nhanh, nhạy, đơn giản, ít tốn nhân lực như: PCR mẫu mới với đàm, RT-PCR tại chỗ (không cần làm trong phòng thí nghiệm), XN kháng thể được chuẩn hóa, XN kháng thể sử dụng những kháng nguyên đặc hiệu của SARS-CoV-2 để không có phản ứng chéo với các kháng nguyên của virus corona khác.

Vi-rút SARS-CoV-2 có trong nước biển không? Đây là câu trả lời của chuyên gia!

BS. Lê Việt Trân

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/10-cau-hoi-thuong-gap-ve-xet-nghiem-sars-cov-2-41202012819028791.htm