10 bức tượng khổng lồ nên ghé thăm trước khi chết

Sẽ là điều đáng tiếc nếu không được chiêm ngưỡng tận mắt những kỳ quan này ít nhất một lần trong đời.

Tượng Nữ thần Tự do là món quà mà người Pháp tặng cho nước Mỹ nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày nước Mỹ tuyên bố độc lập. Tượng cao 47m, tính cả bệ tượng là 93m, thể hiện một phụ nữ khăn quàng cổ, đội vương miện sáng chói, tay phải nắm ngọn đuốc giơ cao lên trời và tay trái cầm tấm đá phiến có khắc ngày tháng độc lập của Mỹ. Bức tượng được người Pháp dựng xong vào năm 1884 và chuyển đến Mỹ năm 1885.

Tượng Nữ thần Tự do là món quà mà người Pháp tặng cho nước Mỹ nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày nước Mỹ tuyên bố độc lập. Tượng cao 47m, tính cả bệ tượng là 93m, thể hiện một phụ nữ khăn quàng cổ, đội vương miện sáng chói, tay phải nắm ngọn đuốc giơ cao lên trời và tay trái cầm tấm đá phiến có khắc ngày tháng độc lập của Mỹ. Bức tượng được người Pháp dựng xong vào năm 1884 và chuyển đến Mỹ năm 1885.

Tượng đài Mẹ nước Nga, còn gọi là Tiếng gọi Tổ quốc là bức tượng nổi tiếng của nhà điêu khắc Mamayev Kurgan, được khánh thành ở thành phố Volgograd để tưởng niệm trận đánh Stalingrad. Đồi Mamayev, nơi tượng đài tọa lạc, là một cao điểm quan trọng, mắt xích then chốt nhất trong phòng tuyến bảo vệ thành phố Stalingrad năm 1842 - 1943. Vào thời điểm hoàn thành, đây là bức tượng cao nhất thế giới, với chiều cao 85m.

Tượng Trung Nguyên Đại Phật ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc khánh thành năm 2002 hiện là bức tượng lớn nhất thế giới với chiều cao lên đến 153m, trong đó đài sen cao 20m và tòa nhà dưới đài sen cao 25m. Kể từ tháng 10 năm 2008, phần đồi ở chân bức tượng được xây dựng thành hai đường lên mới, khiến chiều cao tổng cộng hiện tại của bức tượng là khoảng 208m.

Tượng Nhân sư ở Giza là một bức tượng làm bằng đá vôi hình một con nhân sư (thân sư tử và đầu người) trong tư thế phủ phục nằm ở cao nguyên Giza, trên tả ngạn sông Nile tại Giza, Ai Cập. Đây là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới, dài 73,5m và cao 20,22m và là một trong những bức điêu khắc nguyên khối lâu đời nhất. Bức tượng được cho là do người Ai Cập cổ đại ở thời kỳ Cựu vương quốc xây dựng, dưới triều đại của Pharaon Khafra (2558 – 2532 trước công nguyên).

Cristo Redentor ("Chúa Kitô Cứu Thế" trong tiếng Bồ Đào Nha) là tên của một bức tượng Chúa Jesus đứng trên đỉnh núi Corcovado cao 710 m ở tại thành phố Rio de Janeiro của Brasil. Tượng cao 30m đứng trên bệ 7m, được dựng năm 1931, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Brasil độc lập. Từ bệ tượng có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Rio de Janeiro.

Là bức tượng Hindu giáo lớn thứ 2 thế giới, tượng vàng Murugan khổng lồ có chiều cao 42m, tọa lạc dưới chân núi Batu, nơi có quần thể hang động Batu nổi tiếng thế giới của Malaysia. Bức tượng này được khánh thành năm 2006, sau 3 năm xây dựng.

Tượng Đại Phật A Di Đà (Ushiku Daibutsu) tọa lạc tại thành phố Ushiku của Nhật Bản được hoàn thành năm 1995, là bức tượng cao thứ 3 thế giới với chiều cao tổng cộng 120m. Khách du lịch đến thăm tượng Ushiku Daibutsu có thể đi thang máy lên đến phần đài sen và thưởng thức phong cảnh thông qua đài quan sát.

Có niên đại từ thời nhà Đường, Lạc Sơn Đại Phật là một tượng Phật được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông là Mân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc. Với chiều cao 71 mét, đây là tượng Phật bằng đá lớn nhất thế giới.

Tượng đài Mẹ Tổ quốc của thành phố Kiev (Ukraine) bằng titan cao 62m, được hoàn thành vào năm 1981 để vinh danh những người anh hùng Xô viết đã ngã xuống trong thời kỳ Chiến tranh thế giới 2. Nếu tính cả tòa nhà bảo tàng nằm dưới chân tượng, độ cao tổng cộng của cả công trình lên đến 102m.

Bức tượng Laykyun Setkyar với chiều cao tổng thể là 130m, được xây dựng trên đỉnh ngọn đồi Po Kaung gần thành phố Monywa, Myanmar được hoàn thành vào năm 2008, là bức tượng cao thứ 2 thế giới vào thời điểm hiện tại. Ngay dưới chân bức tượng hùng vĩ này là tượng Đức Phật nằm lớn nhất thế giới, xây dựng xong từ năm 1991. Ảnh: Internet.

Theo Thanh Bình/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/10-buc-tuong-khong-lo-nen-ghe-tham-truoc-khi-chet/20190925091217729