1.600 trường tiểu học, mầm non ở Hà Nội thực hiện tái chế học đường

Phân loại rác tại nguồn là yếu tố quyết định trong quy trình tái chế rác. Năm học 2020-2021, Chương trình phân loại, thu gom và tái chế vỏ hộp giấy tại Hà Nội mở rộng quy mô lên gấp đôi, với 1.600 trường tiểu học, mầm non tham gia

Chương trình phân loại, thu gom và tái chế vỏ hộp giấy tại Hà Nội do Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP. Hà Nội cùng các đối tác triển khai đã được mở rộng quy mô lên gấp đôi, với 1.600 trường tiểu học, mầm non tham gia trong năm học 2020 - 2021.

Theo các chuyên gia, mặc dù hộp giấy đựng đồ uống có tính bền vững cao hơn các loại bao bì khác nhờ có cấu tạo 75% từ nguyên liệu giấy có thể tái tạo và có chứng nhận FSC, nhưng các đơn vị liên quan của Chương trình phân loại, thu gom và tái chế vỏ hộp giấy quyết tâm giảm hơn nữa các tác động tới môi trường của hộp giấy thông qua việc mở rộng những chương trình thu gom và tái chế như thế này

Chương trình đã giúp các em học sinh hình thành một thói quen mới, không vứt vỏ hộp giấy sau khi uống xong mà tự giác xử lý và để đúng nơi quy định để đem đi tái chế

Chương trình đã giúp các em học sinh hình thành một thói quen mới, không vứt vỏ hộp giấy sau khi uống xong mà tự giác xử lý và để đúng nơi quy định để đem đi tái chế

Trước đó, trong năm học 2019– 2020, chương trình đã được triển khai cho gần 1.200 trường tiểu học và mầm non tại 18 quận huyện TP. Hồ Chí Minh và 19 quận huyện TP. Hà Nội, thu hút gần 3.000 giáo viên và 800.000 học sinh tại hai thành phố tham gia cũng như triển khai hơn 20 buổi tập huấn và tuyên truyền. Mặc dù gián đoạn gần nửa năm do dịch Covid-19, chương trình đã thu gom 269 tấn vỏ hộp giấy, tương đương với gần 27 triệu vỏ hộp để đưa đi tái chế.

Đánh giá về tính hiệu quả của chương trình, một đại diện Sở Tài Nguyên và Môi trường TP. Hà Nội cho biết, phân loại rác tại nguồn là yếu tố quyết định trong quy trình tái chế rác. Vì lẽ đó, chúng tôi đánh giá cao sự thành công của của chương trình trong năm học vừa qua bởi đây là ví dụ điển hình cho việc phân loại rác tại nguồn.

Chúng tôi hi vọng rằng chương trình sẽ tiếp tục được nhân rộng triển khai không chỉ tại Hà Nội mà còn nhiều tỉnh, thành và địa phương khác. Không chỉ tại nhà trường mà còn tại từng hộ gia đình, để ý thức phân loại rác tại nguồn trở thành hành động chung của cộng đồng

Chương trình tái chế học đường năm nay sẽ tiếp tục hướng dẫn các em học sinh cách xử lý vỏ hộp sữa sau khi uống như cho ống hút vào trong hộp, làm dẹp, dán kín miệng hộp và bỏ vào đúng nơi quy định

Cô Lã Thị Hương Giang, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Định Công, Quận Hoàng Mai đại diện cho các trường tham gia dự án thông tin, nhà trường nhận thấy có sự thay đổi rất lớn trong nhận thức và hành động của các em học sinh cũng như giáo viên tham gia chương trình.

“Chương trình đã giúp các em học sinh hình thành một thói quen mới, không vứt vỏ hộp giấy sau khi uống xong mà tự giác xử lý và để đúng nơi quy định để đem đi tái chế. Bản thân các thầy cô tham gia chương trình cũng nhận thấy sự cần thiết của việc phân loại rác tại nguồn và nhiều thầy cô cũng thực hiện phân loại rác tại nguồn tại nhà. Đây là những hiệu ứng lan tỏa hết sức tích cực mà chương trình đã mang lại"- cô Giang nói

Truyền thông hướng dẫn cách xử lý vỏ hộp sữa

Tiếp nối thành công của chương trình trong năm trước, chương trình tái chế học đường năm nay sẽ tiếp tục hướng dẫn các em học sinh cách xử lý vỏ hộp sữa sau khi uống như cho ống hút vào trong hộp, làm dẹp, dán kín miệng hộp và bỏ vào đúng nơi quy định.

Vỏ hộp giấy sau đó được thu gom định kỳ hai tuần một lần và chuyển về nhà máy để tái chế thành các sản phẩm hữu ích như giấy công nghiệp, tấm lợp và tấm phẳng sinh thái...

Nguyễn Hoàng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/1600-truong-tieu-hoc-mam-non-o-ha-noi-thuc-hien-tai-che-hoc-duong-n180860.html